Có chính sách trợ giúp tài chính và thu hút đầu tư đúng đắn để phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước đông á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (chương trình định hướng nghiên cứu) (Trang 93 - 96)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.3. Có chính sách trợ giúp tài chính và thu hút đầu tư đúng đắn để phát

công nghiệp hỗ trợ

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là nguồn lực quan trọng. Việc nhận thức đƣợc xu hƣớng của dòng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đặc biệt là việc hình thành và phát

triển liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp sản xuất nội địa với các tập đoàn đa quốc gia là vấn đề rất quan trọng để phát triển CNHT Việt Nam. Việc thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ trợ và các tập đoàn đa quốc gia cần đƣợc coi là ƣu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp của Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực của mình để trở thành nhà cung cấp cho các nhà sản xuất có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc khách hàng nƣớc ngoài. Chính phủ cần hỗ trợ những nỗ lực đó bằng các chính sách cụ thể, hữu hiệu.

Cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào ngành CNHT, trong đó đặc biệt thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia là biện pháp quan trọng nhất để phát triển CNHT Việt Nam. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính mạnh một mặt sẽ cung cấp công nghệ và mở ra thị trƣờng mới cho xuất khẩu, mặt khác có thể trợ giúp CNHT Việt Nam cơ cấu lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm. Trƣớc hết cần chú trọng đến các dự án đầu tƣ sản xuất các sản phẩm mới, công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử và máy tính. Chú trọng đến các nhà sản xuất hàng đầu ở các quốc gia có nền CNHT tiên tiến nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc… Bên cạnh nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đóng vai trò quyết định đối với việc phát triển ngành CNHT Việt Nam trong giai đoạn tới, nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc, dù còn rất hạn hẹp, nhƣng cũng có vai trò quan trọng trong từng bƣớc phát triển, tạo tiền đề cho sự phát triển của CNHT Việt Nam ở những giai đoạn sau. Đồng thời phải kết hợp cả biện pháp tái cơ cấu lại các doanh nghiệp điện tử trong nƣớc nhằm đạt đƣợc một tỷ lệ tƣơng xứng giữa các công ty nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc, tỷ lệ góp vốn để đảm bảo môi trƣờng sản xuất kinh doanh tự do cho các công ty nƣớc ngoài.

Có chính sách thu hút FDI chất lƣợng cao cho hoạt động CNHT. Xác định tính tƣơng tác giữa chiến lƣợc của các công ty xuyên quốc gia (TNCs), tiềm năng lợi ích và năng lực quốc gia. Cải cách thủ tục hành chính và tạo môi trƣờng thân thiện với doanh nghiệp.

Quảng bá Việt Nam nhƣ một đích đến đầu tƣ, thông qua các Đại sứ quán và Lãnh sự quán để thu hút các nhà đầu tƣ tiềm năng vào CNHT chiến lƣợc. Phối hợp

và gắn kết các chính sách thu hút và giữ chân các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tăng năng lực của các cơ quan trong phối hợp chính sách, chia sẻ thông tin và giảm thiểu xung đột là một phần thiết yếu của công tác xúc tiến đầu tƣ để có thể thu hút nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ mong muốn. Chú trọng các chính sách hậu đầu tƣ cho doanh nghiệp đang đầu tƣ tại Việt Nam.

Việc gia nhập và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp CNHT, do đó cần xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển đón đầu việc thâm nhập vào sân chơi mới đầy tiềm năng nhƣng cũng không ít thách thức này. Hy vọng, với những chiến lƣợc tính toán và đầu tƣ hợp lý, ngành CNHT Việt Nam sẽ có bƣớc đột phá lớn khi gia nhập TPP.

Các chính sách thuế cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành CNHT. Vì vậy cần phải có những điều chỉnh phù hợp. Cụ thể:

Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: lĩnh vực CNHT cần đƣợc ƣu tiên tƣơng tự nhƣ lĩnh vực “đặc biệt khuyến khích đầu tƣ”, để khi nhập khẩu hàng hóa đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Cụ thể: (i) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho lĩnh vực CNHT đƣợc miễn thuế nhập khẩu (theo nhƣ quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP); (ii) Nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực CNHT đƣợc miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất (theo khoản 14 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP). Theo đó, đề nghị bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ (Mục A- Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP) khi doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất sản phẩm CNHT.

Đối với thuế giá trị gia tăng (VAT): các sản phẩm, linh kiện đƣợc các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hạ nguồn chấp thuận và đặt hàng; các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển công nghệ cao, Chính phủ hỗ trợ thuế VAT thấp từ 5 -7% (mức thuế quy định là 10%) và có cơ chế miễn, giãn thuế VAT khi gặp điều kiện kinh tế khó khăn, nhằm kích cầu đầu tƣ và sử dụng sản phẩm CNHT trong nƣớc đối với một số sản phẩm CNHT.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp FDI đƣợc hƣởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (10%), thấp hơn các doanh nghiệp trong nƣớc và đƣợc miễn thuế thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Đề xuất, có ƣu đãi tƣơng tự đối với các doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ.

Các giải pháp hỗ trợ vốn: Nhà nƣớc cần sử dụng nguồn vốn vay ƣu đãi xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát triển CNHT của những ngành đã đƣợc chỉ định, để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch.

Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng trung gian kết nối giữa ngân hàng với các DNNVV, giúp DNNVV có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp; có thể bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay từ ngắn hạn đến dài hạn nếu thấy dự án kinh doanh, sản xuất khả thi, đồng thời chia sẻ rủi ro giữa quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức tín dụng khi xảy ra bất khả kháng không trả đƣợc nợ.

Thành lập ngân hàng chính sách riêng cho các doanh nghiệp DNNVV, tạo nguồn cung về vốn nhanh, hiệu quả, giúp doanh nghiệp tập trung vào sản xuất kinh doanh và có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất phù hợp, đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhƣợng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước đông á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (chương trình định hướng nghiên cứu) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)