Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước đông á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (chương trình định hướng nghiên cứu) (Trang 89 - 90)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn tới

4.2.1. Bối cảnh quốc tế

Thứ nhất, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra với tốc độ nhanh chƣa từng thấy, và không một quốc gia nào nằm ngoài xu hƣớng vận động này. Tuy nhiên, xu thế này không chỉ đem lại những cơ hội mà còn cả những thách thức to lớn mà mỗi nền công nghiệp nói chung và công nghệ hỗ trợ nói riêng của quốc gia trên thế giới phải đối mặt.

Mạng sản xuất toàn cầu thể hiện rõ rệt xu hƣớng toàn cầu hóa trong ngành công nghiệp với đóng góp cho tiến trình công nghiệp hóa ở các nƣớc đang phát triển. Mạng sản xuất toàn cầu là mô hình chuyên môn hóa mới giữa các quốc gia dẫn đến sự phân tác và phân bố lại quá trình sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Chính vì điều này, khuyến khích và thúc đẩy các quốc gia thực hiện chuyên môn hóa theo các lĩnh vực của sản xuất và thậm chí là các giai đoạn của sản xuất trong một ngành công nghiệp.

Nƣớc ta đang từng bƣớc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là, Việt Nam có thể đảm nhận đƣợc khâu nào trong chuỗi giá trị toàn cầu đó? Và các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhƣng ở vị trí nào? Đây là những vấn đề đặt ra cho ngành CNHT và các nhà hoạch định chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam để có thể nắm bắt đƣợc xu thế phát triển của thế giới.

Thứ hai, xu thế phát triển và chuyển giao công nghệ

Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng. Điều đó một mặt thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc kém phát triển hơn, mặt khác làm tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp gắn với công nghệ thông tin trong cơ cấu công nghiệp. Các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam

phải tận dụng thời cơ để thu hút đầu tƣ từ các nƣớc phát triển hơn để hình thành các ngành công nghiệp hỗ trợ. Các sản phẩm công nghệ thông tin kỹ thuật số nhƣ máy tính, điện thoại di động đòi hỏi nhiều lao động lắp ráp sẽ tạo cơ hội cho các nƣớc đang phát triển có lao động rẻ nhƣ Việt Nam và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin sẽ đòi hỏi một lực lƣợng lao động tri thức nhiều hơn và các nƣớc Đông Á đang chú trọng đẩy mạnh phát triển theo hƣớng này. Việc áp dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi mô hình hệ thống sản xuất quốc tế. Trong những năm 80 khi Nhật Bản đóng vai trò tiên phong về công nghệ sản xuất trên thế giới, nƣớc này đã chuyển giao các công nghệ chín muồi sang các nƣớc Đông Á còn lại thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài. Một hệ thống sản xuất ở Đông Á hình thành bởi trung tâm sáng tạo và cung cấp các linh kiện chủ yếu tại Nhật Bản với các nhà sản xuất và lắp ráp của các nƣớc Đông Á. Trong khi các nƣớc có mức thu nhập thấp nhƣ Việt Nam còn có thể tăng trƣởng dựa vào lợi thế so sánh lao động rẻ thì các nƣớc Đông Á khác phải chú trọng vào khả năng sáng tạo ra các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và tri thức cao. Để có thể duy trù sự phát triển bền vững trong thời gian tới, tất cả các nƣớc Đông Á phải tập trung vào việc nâng cao trình độ của nguồn nhân lực để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế tri thức.

Xu thế này có ảnh hƣởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp điện và CNHT so với các ngành công nghiệp khác, bởi đặc thù của ngành này gắn liền với sản xuất những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước đông á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (chương trình định hướng nghiên cứu) (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)