Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành các bƣớc nghiên cứu sau:
Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu là bƣớc khởi đầu quan trọng trong việc nghiên cứu đƣợc đi đúng hƣớng và đảm bảo tính logic trong toàn bộ luận văn.
Vấn đề cần đƣợc phân tích trong luận văn này là:
- Các quan điểm lý thuyết về ngành công nghiệp hỗ trợ;
- Thực trạng của công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam thời gian qua;
- Các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Trên cơ sở này, luận văn tìm hiểu và phân tích các nƣớc Đông Á đã thực hiện những chính sách gì để phát triển công nghiệp hỗ trợ và liệu có thể học đƣợc gì trong việc vận dụng vào Việt Nam ?
Bƣớc 2: Thu thập các thông tin cần phân tích
- Khai thác các thông tin thứ cấp nhƣ từ các công trình nghiên cứu lý luận, các sách tham khảo, các bài báo - bài tạp chí khoa học, các tham luận trong các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các trang web chính thống của các Bộ ban ngành liên quan. - Tham khảo các báo cáo quốc tế đáng tin cậy nhƣ: World Investment Report, ADB, World Development Report. Những báo cáo này xuất bản hàng năm trong đó đƣa ra những con số thống kê cụ thể và những phân tích kèm theo.
Bƣớc 3: Phân tích dữ liệu và lý giải
Trên cơ sở những tài liệu đã đƣợc khai thác, việc nghiên cứu tài liệu là hết sức quan trọng và đƣợc trải qua các bƣớc sau: Nghiên cứu tính chân thực của tƣ liệu, làm rõ các khái niệm cơ bản mà luận văn cần sử dụng, xác định tƣ tƣởng chủ đạo thể hiện trong tƣ liệu và hình thành các kết luận đƣợc thể hiện trong tƣ liệu.
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả phân tích
Đây là bƣớc cuối cùng định hình lên một bức tranh tổng thể về nội dung phân tích, cụ thể là ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam và những kinh nghiệm quốc tế. Trên cơ sở này, luận văn sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu ban đầu, từ đó đƣa ra những kết luận và khuyến nghị đối với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Từ những phƣơng pháp nghiên cứu trên, với mục đích cụ thể của luận văn là: 1) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; 2) Phân tích chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc Đông Á; 3) Rút ra các bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nƣớc Đông Á có thể vận dụng tại Việt Nam, luận văn sẽ có các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống;
- Tiếp cận duy vật biện chứng; - Tiếp cận định lƣợng và định tính.
*****
Chƣơng 2 đã trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu mà luận văn sẽ sử dụng, bao gồm: phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp logic và phƣơng pháp lịch sử, và phƣơng pháp kế thừa. Trên cơ sở những phƣơng pháp nghiên cứu này, luận văn sẽ phân tích chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc ở Đông Á theo hệ thống, đánh giá các chính sách đó qua các tiêu chí, so sánh với tình trạng của Việt Nam hiện nay. Luận văn sẽ tổng hợp lại và đƣa ra các nhận định về những chính sách phù hợp có thể vận dụng vào Việt Nam trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG Á
3.1. Khái quát về nền công nghiệp hỗ trợ của một số nƣớc Đông Á
3.1.1. Nền công nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc
Hàn Quốc - vốn từng đƣợc biết đến là một trong những nƣớc nông nghiệp nghèo nhất thế giới - đã tiến hành phát triển kinh tế một cách nỗ lực kể từ năm 1962. Trong vòng chƣa đầy bốn thập kỷ, Hàn Quốc đã đạt đƣợc điều gọi là “Kì tích sông Hàn” - một quá trình phi thƣờng làm chuyển đổi căn bản nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới, Hàn Quốc nổi lên là một quốc gia thành công nhất theo nhiều góc độ. Tăng trƣởng kinh tế của Hàn Quốc đƣợc duy trì bởi các ngành công nghiệp chủ chốt vốn đã đƣợc thừa nhận trên phạm vi toàn cầu. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; hơn nữa, Hàn Quốc còn đứng đầu về chất bán dẫn và màn hình hiển thị. Ngoài ra, Hàn Quốc đứng thứ hai trên thế giới về điện thoại di động và thứ năm về thép và các ngành công nghiệp.
Ngành đóng tàu của Hàn Quốc vẫn giữ vai trò đầu tầu trong lĩnh vực công nghiệp, đứng đầu thế giới về số lƣợng các đơn đặt hàng mới, các đơn đặt hàng gối tiếp và số lƣợng các tàu đóng đƣợc. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc hiện đang chiếm hơn 40% tổng số đơn đặt hàng đóng tàu của thế giới. Là nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, hàng năm Hàn Quốc sản xuất hơn 3,8 triệu xe. Kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu xuất khẩu ô tô vào năm 1976, nền công nghiệp ô tô của Hàn Quốc đã phát triển với tốc độ khác thƣờng. Dựa vào việc ô tô Hàn Quốc ngày càng đƣợc ƣa thích trên khắp thế giới, các hãng ô tô hàng đầu của Hàn Quốc bắt đầu mở rộng các cơ sở sản xuất ra những địa điểm ở nƣớc ngoài.
Chiếm gần 11% thị phần của thế giới, lĩnh vực chất bán dẫn của Hàn Quốc đang giữ vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp, đặc biệt về bộ nhớ và DRAM. Năm 2008, hai nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của Hàn Quốc - Samsung
Electronics và Hynix - xếp thứ nhất và thứ hai trên toàn thế giới. Tựu chung lại, hai hãng khổng lồ này chiếm trên 50% thị trƣờng toàn cầu.
Nhìn lại thì định hƣớng chính sách công nghiệp của Hàn Quốc thay đổi đáng kể trong mỗi thập kỷ hoặc hơn, giúp đƣa nền kinh tế hƣớng tới một tƣơng lai sáng sủa và thịnh vƣợng hơn. Kể từ những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy xuất khẩu bằng cách ban hành những đạo luật và quy định có liên quan, xây dựng kế hoạch phát triển định hƣớng xuất khẩu. Trong thập niên 1970, công nghiệp hóa chất nặng là trọng tâm của chính sách công nghiệp quốc gia. Trong những năm 1980, diễn ra quá trình tái cấu trúc nền công nghiệp. Việc tái cấu trúc này nhằm thúc đẩy các DNNVV, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp nguyên liệu và linh kiện.
Mở cửa và tự do hóa thị trƣờng là điểm nổi bật trong thập kỷ 1990. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra năm 1997, Hàn Quốc quyết định thực hiện những cải tổ táo bạo nhằm phục hồi nhanh chóng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đi đầu trong việc tăng cƣờng tính minh bạch và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trong khi các chính sách khuyến khích kinh doanh bắt đầu đƣợc thực thi. Kể từ năm 2000, cải cách chiếm vị trí hàng đầu trong Chƣơng trình Nghị sự Quốc gia. Để lồng ghép nhiều cải cách vào ngành công nghiệp hơn nữa, Hàn Quốc đẩy mạnh thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp, cũng nhƣ thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh vào việc khơi gợi những động lực tăng trƣởng và nâng cấp cấu trúc nền công nghiệp. Để làm đƣợc điều đó, Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển hơn nữa ngành sản xuất linh kiện và vật liệu, và ngành dịch vụ tri thức.
Hàn Quốc đã có những bƣớc đi hết sức thận trọng, đặt mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn với những chính sách thay đổi cho phù hợp với tình trạng thực tế (xem Bảng 3.1). Tuy nhiên dù trong bất cứ giai đoạn nào thì Hàn Quốc luôn coi ngành công nghiệp nguyên liệu và linh kiện là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp.
Bảng 3.1: Chính sách công nghiệp nguyên liệu và linh kiện của Hàn Quốc giai đoạn 1970 đến những năm 2000
Đặc điểm
Thay thế nhập khẩu và bảo vệ thị trƣờng Thúc đẩy xuất khẩu
Những năm 1970 Những năm 1980- 1990
Những năm 2000
- - Thay thế các nguyên liệu và linh kiện đơn giản.
- - Tỷ lệ nội địa hóa từng hạng mục sản phẩm.
- - Nội địa hóa thông qua chuyên môn hóa từng bƣớc.
- - Đa dạng hóa nguồn nhập khẩu (1979- 1999): bằng cách hạn chế các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản.
- - Nội địa hóa các nguyên liệu và linh kiện máy móc (1987- 1995). - - Chính sách khuyến khích phát triển các loại hàng hóa phục vụ sản xuất. - - Hỗ trợ công nghệ trong trung và dài hạn.
- - Thúc đẩy các dự án liên quan đến các viện nghiên cứu công.
- - Thành lập các tổ chức kiểm tra độ tin cậy, phát triển thị trƣờng trong đó có các cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Kết quả - - Giới thiệu các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến.
- - Đặt nền móng phát triển công nghệ lắp ráp.
- - Xây dựng nền tảng công nghiệp trong giai đoạn trƣớc mắt.
- - Đặt mục tiêu thay thế nhập khẩu cho hơn 4.200 hạng mục nguyên liệu và linh kiện.
- - Thúc đẩy xuất khẩu.
- - Tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu
- Phát triển cơ sở hạ tầng.
- - Đạt đƣợc những động cơ tăng trƣởng mới.
dọc.
- - Thiếu tính cạnh tranh.
- - Thất bại trong mục tiêu tự cung tự cấp.
và trung trong giai đoạn trƣớc mắt. - - Không đảm bảo đƣợc công nghệ quan trọng. các công nghệ trung và dài hạn. - - Mức độ liên kết giữa các chính sách chƣa tốt. - - Thiếu chiến lƣợc để đảm bảo công nghệ quan trọng. - - Hỗ trợ thƣơng mại còn yếu.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc về chính sách hỗ trợ cho công nghiệp nguyên liệu và linh kiện
3.1.2. Nền công nghiệp hỗ trợ Đài Loan
Đài Loan đƣợc thế giới biết đến bởi sự phát triển kinh tế vƣợt bậc vào cuối thế kỷ XX với cái tên “Con rồng nhỏ của Châu Á”. Những thành tựu kinh tế tuyệt vời này chắc chắn phải có những nền tảng lịch sử của nó. Đảng cầm quyền Quốc dân đảng (KMT) với chế độ độc tài của mình từ năm 1945 đã tái tổ chức xã hội một cách toàn diện. Chính sách kinh tế trong những năm 1960 là thay thế nhập khẩu, nhƣng kể từ những năm 1970 chính sách này đã thay đổi thành thúc đẩy xuất khẩu.
Để có thể đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức cao, chính phủ đã đầu tƣ xây dựng những khu công nghiệp bao quanh hòn đảo này, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng phía tây. Các khu công nghiệp sử dụng nhiều lao động ngày càng phát triển và điều này đã thu hút phần lớn những ngƣời dân nông thôn về các thành phố, đặc biệt là Đài Bắc và Cao Hùng. Do đó, sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng đã trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng. Theo thời gian, tính chất của các khu công nghiệp ngày càng thay đổi. Giờ đây, những khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp thông minh và khu công nghiệp sử dụng nhiều vốn đã hình thành. Tuy nhiên, hệ thống các khu công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng và hoá dầu, những ngành chủ yếu đƣợc xây dựng ở vùng ven biển.
Mặc dù các chính quyền địa phƣơng có thể tự thiết kế những vùng công nghiệp nhờ vào hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai, nhƣng cơ quan chính nắm giữ nhiệm vụ xây dựng các khu công nghiệp là Cục Phát triển công nghiệp (IDB) thuộc Bộ các vấn đề Kinh tế Đài Loan (MOEA). Cơ quan này phối hợp với một số công ty tƣ nhân có vốn của nhà nƣớc và đã thành công trong việc tạo dựng những khu công nghiệp chủ chốt. Mặc dù Chính quyền Đài Loan đã đầu tƣ rất lớn về tiền bạc cũng nhƣ các nguồn lực, tuy nhiên, có hai vấn đề cần đƣợc giải quyết một cách cẩn thận, đó là ô nhiễm môi trƣờng và việc tƣớc đoạt tài sản tƣ nhân.
Đài Loan thƣờng đƣợc xem là một thần kỳ kinh tế bởi sự tăng trƣởng nhanh chóng của nó trong suốt những thập niên cuối của thế kỷ XX. Thực vậy, những con số đạt đƣợc quả là ấn tƣợng. Chẳng hạn, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hàng năm tăng trung bình 8,7% từ năm 1953 đến năm 1982. Trong suốt giai đoạn đỉnh cao từ năm 1963 đến năm 1972, GNP của Đài Loan tăng trung bình 10,8%/năm. Thƣờng xuyên có thặng dƣ thƣơng mại từ năm 1970 và dự trữ ngoại hối đạt tới 7 tỷ USD vào năm 1980, 15,7 tỷ USD vào cuối tháng 8 năm 1984, gần 76 tỷ USD năm 1988 và 72 tỷ USD tháng 2 năm 1991.
Theo các nhà phân tích, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao là do chính sách của chính phủ tập trung vào tăng trƣởng kinh tế. Về vấn đề này, chính phủ đƣợc cho là nhân tố chủ chốt trong thúc đẩy tăng trƣởng. Có quan điểm cho rằng, chính quyền ở Đài Loan đóng vai trò hàng đầu trong quá trình tích luỹ vốn, và để hiểu đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế ở Đài Loan, cần phải hiểu đƣợc chính quyền đầy quyền lực của hòn đảo này.
Chính quyền đã áp dụng một số chính sách chủ yếu bắt đầu từ cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 nhằm thúc đẩy xuất khẩu, đầu tƣ trong nƣớc và công nghiệp hoá. Để giúp nền kinh tế đáp ứng đƣợc với sự cạnh tranh quốc tế, việc cắt giảm thuế quan và xây dựng các khu chế xuất đƣợc đề nghị. Chính quyền đã cố gắng tạo lập một môi trƣờng thuận lợi cho việc xuất khẩu các hàng hóa chế tạo sử dụng nhiều lao động. Mục tiêu tăng trƣởng hàng năm là 8% đã đƣợc đặt ra cho kế hoạch 4 năm lần thứ ba, từ 1961 đến 1964, đồng thời cải cách tài chính kinh tế quan
trọng gồm 19 điểm đƣợc đƣa ra. Luật khuyến khích đầu tƣ (SEI) đƣợc ban hành nhằm thực hiện cải cách 19 điểm nêu trên. Mục đích chính của luật này là nhằm hỗ trợ việc thu mua đất đai để xây dựng nhà máy và cung cấp miễn trừ thuế và khấu trừ thuế. Rất nhiều khu công nghiệp đã mọc lên và chính những khu công nghiệp này đã góp phần to lớn vào sự bùng nổ tăng trƣởng kinh tế của Đài Loan.
Những ngành công nghiệp đƣợc khuyến khích phát triển trong thập niên 1950 và 1960 là những ngành sản xuất chế tạo sử dụng nhiều lao động do lực lƣợng lao động giá rẻ sẵn có. Chiến lƣợc này đã dần thay đổi bởi lệnh cấm vận dầu mỏ đầu thập niên 1970, khiến Đài Loan lâm vào khủng hoảng kinh tế, không chỉ bởi Đài Loan nhập khẩu hầu hết năng lƣợng cho nhu cầu nội địa, mà còn bởi kinh tế Đài Loan phụ thuộc nặng nề vào thƣơng mại quốc tế. Chính phủ đã cố gắng đầu tƣ vào các ngành công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng nhằm khôi phục lại nền kinh tế vào thập kỷ 1970. Những ví dụ nổi tiếng đó là “Mƣời dự án phát triển trọng điểm”. Trong số dự án này, có 6 dự án dành cho khu vực giao thông vận tải, 3 dự án dành cho phát triển ngành công nghiệp nặng và hoá dầu, một dự án là nhà máy điện hạt nhân để phát triển các nguồn cung cấp năng lƣợng mới. Kèm theo các biện pháp tài