Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.4. Phát triển nguồn nhân lực đặc thù cho công nghiệp hỗ trợ
Là nƣớc có dân số đông, lực lƣợng lao động lớn nhƣng đa số ngƣời lao động Việt Nam chƣa đƣợc đào tạo về công nghiệp, kỹ năng và kỷ luật lao động công nghiệp. CNHT lại đòi hỏi lao động đƣợc đào tạo ở trình độ tƣơng đối cao. Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cần phải đƣợc thực hiện:
● Sớm hình thành một quỹ hỗ trợ đào tạo nhân lực cho CNHT, quỹ này một phần đƣợc tài trợ của ngân sách đầu tƣ phát triển ngành và từ sự đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam.
● Thực hiện chế độ đào tạo thƣờng xuyên để ngƣời lao động tiếp cận với những tri thức mới. Có thể thực hiện đào tạo tại chỗ theo định kỳ hàng năm để nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ lao động kỹ thuật. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu của các doanh nghiệp điện tử hàng đầu Nhật Bản, nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực nội địa.
● Nâng cao việc xã hội hoá đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hoá sâu trong các lĩnh vực của nền công nghiệp quốc gia. Các cải cách về đào tạo nhân lực cần tập trung vào việc kết hợp đào tạo lý thuyết với thực tiễn, giữa nhà trƣờng và hệ thống doanh nghiệp. Xúc tiến các chƣơng trình hợp tác đào tạo, các chƣơng trình nghiên cứu và phát triển, theo kinh nghiệm Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy, chính sách khuyến khích các phát minh mới, đầu tƣ R&D trong các trƣờng đại học, viện nghiên cứu là hết sức hiệu quả. Khi kết quả nghiên cứu đƣợc chuyển giao cho doanh nghiệp dƣới dạng sản phẩm thƣơng mại, lợi nhuận sẽ đƣợc phân chia tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên. Các cơ quan nghiên cứu, các trƣờng đại học Việt Nam có tiềm năng khá lớn, hơn nữa chi phí đào tạo và nghiên cứu ở Việt Nam đang rất thấp, nên cần có sự phối hợp giữa các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu. Cách làm này vừa phát huy đƣợc nội lực, vừa có chi phí thấp và là cơ sở của sự phát triển lâu dài cho Việt Nam.
● Khuyến khích các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các đối tác nƣớc ngoài thực hiện các chƣơng trình trao đổi kỹ thuật, trao đổi chƣơng trình R&D. Để nâng cao trình độ công nghệ và quản lý nhằm phát triển ổn định, các ngành CNHT cần xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài và trao đổi những tri thức, kinh nghiệm cần thiết một cách thƣờng xuyên.
● Một vấn đề thƣờng xuyên đƣợc nhắc đến tuy nhiên vẫn chƣa có các chính sách triệt để ở tầm vĩ mô, là khả năng ngoại ngữ của nguồn nhân lực ảnh hƣởng rất lớn đến thu hút đầu tƣ. Chính phủ cần cân nhắc để cải tiến hệ thống giáo dục gắn chặt với phát triển ngoại ngữ. Theo bài học của Nhật Bản và Hàn Quốc, đã đến lúc cần nhìn nhận và đánh giá chính sách này nhƣ là một trong các công cụ quan trọng
của quốc gia trong chiến lƣợc “đi tắt đón đầu” để đạt đƣợc các thành tựu công nghiệp nhƣ mong muốn.