CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
3.1. Định hướng hoạt động của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú đến
Phú đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu
Năm 2020 đã khép lại với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) được triển khai trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến thuận lợi và khó khăn đan xen. Những thành tựu đạt được trong hơn 35 năm đổi mới của đất nước đã góp phần mở rộng và tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia.
Bên cạnh đó, những khó khăn, thách thức của nền kinh tế còn rất lớn, cùng với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu về nguồn lực dự trữ bảo đảm kịp thời khắc phục hậu quả của các tình huống đột xuất, cấp bách và để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội ngày càng cao.
Trong khoảng thời gian này, ngành Dự trữ Nhà nước đã chuyển mình, trưởng thành, và ghi những dấu ấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính cũng như quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Quan điểm định hướng phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2025 là phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước khi có xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa và tham gia bình ổn thị trường khi có tình huống đột biến xẩy ra. Đảm bảo sẵn sàng, chủ động đối phó với mọi tình huống cấp bách, dưới sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước. Quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực tài chính để đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ bảo quản, nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến của các nước trong khu vực, kịp thời đáp ứng
yêu cầu trong mọi tình huống đột xuất, cấp bách, giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực, từng bước cải thiện cơ sở làm việc, đời sống sinh hoạt của đội ngũ cán bộ công chức dự trữ quốc gia, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tin học hóa quy trình quản lý nghiệp vụ Dự trữ quốc gia.
- Mục tiêu tổng quát:
Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; phục vụ động viên công nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Danh mục, số lượng hàng dự trữ quốc gia đảm bảo yêu cầu thiết yếu, chiến lược, quan trọng và có quy mô đủ mạnh để can thiệp khi có tình huống cấp bách.
+ Hiện đại hóa công nghệ bảo quản, nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến của các nước trong khu vực, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế - xã hội của Việt Nam, khu vực nhằm bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia và nâng cao hiệu quả công tác bảo quản.
+ Hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ quốc gia với trang thiết bị hiện đại, quy mô tập trung, đảm bảo hình thành các vùng, chiến lược phù hợp với điều kiện về kinh tế, quốc phòng của vùng, lãnh thổ.
+ Hệ thống thông tin thông suốt trong hoạt động dự trữ quốc gia, bảo đảm tin học hóa 100% quy trình quản lý nghiệp vụ nhập, xuất, bảo quản.
+ Phát triển nguồn nhân lực dự trữ quốc gia bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tập trung thống nhất một cơ quan quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.
Trên cơ sở tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia, phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Huy động các nguồn lực hợp pháp từ ngân sách nhà nước để tăng cường quỹ dự trữ quốc gia, đáp ứng nhu cầu tài chính của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển mà Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đề ra.
- Mục tiêu quản lý tài chính của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú: + Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn NSNN;
+ Giảm chi phí, thực hành tiết kiệm;
+ Tạo môi trường công khai minh bạch thu chi trong đơn vị; + Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho CBCC.
3.1.2. Phương hướng
Những kết quả mà Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú nói riêng và Tổng cục Dự trữ Nhà nước nói chung đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020 là một mốc son đáng nhớ, tô đậm thêm truyền thống 65 năm vẻ vang của ngành Dự trữ Nhà nước, tạo tâm thế hứng khởi để toàn Ngành bước sang một giai đoạn mới với những vận hội mới.
Giai đoạn 2021 - 2025, dự báo kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các quyết sách của Đảng và Nhà nước nhất là sau Đại hội Đảng lần thứ XIII sẽ giúp thế và lực của đất nước sau 35 năm đổi mới ngày càng mạnh hơn. Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến khó lường cùng với dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Những yếu tố nói trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của đất nước nói chung và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành Dự trữ Nhà nước, của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú nói riêng.
Trong bối cảnh đó, phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, trong giai đoạn 2021 - 2025, nhằm xây dựng lực lượng Dự trữ Nhà
nước có tiềm lực vững mạnh, đáp ứng mọi nhiệm vụ, yêu cầu cấp bách của Đảng, Nhà nước giao phó, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú tập trung thực hiện thắng lợi những nội dung sau:
- Thứ nhất: đổi mới, hoàn thiện quản lý tài chính phù hợp với Chiến lược tài chính quốc gia, Chiến lược phát triển của ngành Dự trữ Nhà nước đến năm 2025 và phù hợp với tổ chức bộ máy của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú
Đổi mới và hoàn thiện quản lý tài chính và sử dụng kinh phí NSNN tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú phải gắn liền với cải cách, thể chế hóa các thủ tục hành chính; bố trí, sắp xếp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý tài chính trong tình hình mới. Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ được giao, quan tâm thích đáng việc đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ người làm công tác kế toán trong toàn Ngành.
- Thứ hai: nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú. Công tác lập dự toán ngân sách phải bám sát mục tiêu, chương trình, kế hoạch công tác của Ngành. Dự toán được lập phải bao quát hết mọi hoạt động chi thường xuyên, chi mua sắm tài sản và chi cải tạo sửa chữa lớn.
- Thứ ba: đẩy mạnh việc khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính cho các Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục. Tạo điều kiện cho các Chi cục sử dụng ngân sách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, nhằm mục đích tiết kiệm, nâng cao thu nhập cho CBCC trong đơn vị.
- Thứ tư: nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế. Trong đó, việc quan trọng là rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý, chức năng, loại bỏ sự chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ sao cho bộ máy được tinh gọn giúp cho việc phân định rõ ràng trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
- Thứ năm: xây dựng môi trường hệ thống kiểm soát nội bộ lành mạnh, minh bạch, công khai trong các đơn vị. Thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ
cho công chức trực tiếp tham gia công tác quản lý tài chính, quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý tài sản công, tập trung vào đội ngũ làm công tác kế toán. Coi kiểm soát nội bộ là một công cụ để đạt được các mục tiêu quản lý và hiệu quả chi tiêu của cơ quan đơn vị. Đồng thời thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công. Tăng cường công tác kiểm soát và thiết lập tiến hành tự kiểm soát định kỳ hàng năm và công tác quản lý tài chính theo quy định.
- Thứ sáu: mặc dù đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định nhưng trong thời gian tới, cần thiết phải xây dựng được Quy chế quản lý hành chính kèm theo các quy định về chế độ họp, hội nghị; quy định về thực hành tiết kiệm điện, định mức phân bổ và sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại đối với từng Phòng, Quy chế đi công tác và thanh toán tiền công tác phí…
- Thứ bảy: nâng cao đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Cục và các Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính.