Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao ý thức, trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao ý thức, trình độ chuyên môn

chuyên môn đối với CBCC thực hiện công tác quản lý tài chính

3.2.1.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính và nâng cao hiệu lực quản lý tài chính

Để hoàn thiện bộ máy quản lý, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần có các giải pháp cụ thể sau:

- Một là, xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy QLTC của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú trong điều kiện mới, phù hợp với xu hướng phát triển mạnh mẽ. Thực hiện điều chỉnh bộ máy làm công tác QLTC theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Kiện toàn bộ máy kế toán tài chính. Tổ chức công tác QLTC chính của Cục một cách hợp lý và khoa học, trên cơ sở tuân thủ nghiêm các qui định của Nhà nước về quản lý tài chính. Thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ quản lý trên cơ sở phát huy năng lực sở

trường của từng cá nhân. Xây dựng vị trí việc làm đối với bộ máy làm công tác kế toán tài chính của Cục. Bố trí cán bộ làm QLTC có đủ trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt và có kinh nghiệm. Mặt khác, trong tổ chức QLTC phải đảm bảo xây dựng cho được hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên các yếu tố như: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát.

- Hai là, rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý theo hướng tăng cường tính chuyên nghiệp của bộ phận quản lý tài chính kể cả năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phải thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động, công tác quản lý để thực hiện kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên sâu; tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động, giảm tối đa các bộ phận gián tiếp trong triển khai nhiệm vụ; ổn định và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú.

Đồng thời với công tác kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đổi mới quy trình xử lý, giải quyết công việc của từng đơn vị và từng bộ phận cũng như công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong cùng đơn vị một cách khoa học, hợp lý, giảm các khâu trung gian không cần thiết, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc và thực hiện công khai quy trình xử lý, giải quyết công việc.

- Ba là, rà soát lại hệ thống văn bản, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng, các Chi cục theo hướng tăng cường gắn kết và phối hợp trong công tác tổ chức thực hiện và công tác quản lý tài chính.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Phòng Tài chính kế toán với các Phòng, các Chi cục trong quản lý tài chính nhằm khắc phục tình trạng phối hợp còn lỏng lẻo như hiện nay. Muốn vậy cần xây dựng các kế hoạch phối hợp ngay từ khi bắt đầu lập dự toán ngân sách năm báo cáo vào cuối tháng 12 hàng năm. Các kế hoạch phối

hợp cần làm rõ mục tiêu, phạm vi và thời điểm phối hợp giữa các Phòng, các Chi cục trong đơn vị về lập dự toán ngân sách, phân bổ, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. Các kế hoạch phối hợp này cần được phổ biến nhanh chóng và ngay trước khi chuẩn bị chu kỳ ngân sách tiếp theo nhằm đảm bảo phối hợp hợp một cách kịp thời và đúng đắn.

3.2.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn

Để đảm bảo nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý tài chính, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần chú ý tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài chính của cán bộ công chức làm công tác kế toán.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại Cục là yếu tố quan trọng, quyết định trong việc nâng cao hiệu quả QLTC của Cục. Nếu đội ngũ cán bộ QLTC thiếu về số lượng, yếu về năng lực thì mục tiêu QLTC sẽ không đạt được. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác QLTC, công tác kế toán đạt chuẩn mực về yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tính chuyên nghiệp cao, cô năng lực, có phẩm chất đạo đức là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLTC tại Cục trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới Cục cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:

+ Cán bộ, công chức làm công tác tài chính, kế toán phải đạt tiêu chuẩn qui định về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Do đó, trước hết việc tuyển dụng cán bộ làm công tác kế toán, tài chính phải thực hiện một cách dân chủ, công bằng, công khai, khách quan, phải lấy yêu cầu đảm bảo qui định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ là hàng đầu.

+ Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác QLTC của Cục, cụ thể là số cán bộ kế toán tài chính tại Bộ phận Tài vụ quản trị các Chi cục, bố trí sắp xếp cán bộ, công chức làm công tác QLTC phải phù hợp năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu ví trí làm việc, nhằm phát huy thế mạnh, ưu điểm của người được bố trí làm công tác tài chính, kế toán, bố trí những người có phẩm chất chính

trị, có bản lĩnh, có đạo đức tốt và phong cách chuyên nghiệp. Nâng cao năng lực cán bộ công chức làm công tác quản lý tài chính thông qua công tác đào tạo. Đồng thời cũng mở lớp đào tạo về công tác quản lý tài chính kế toán cho các CBCC liên quan đến công tác tài chính tham gia vào kế hoạch thu chi của đơn vị. Mặc dù cán bộ công chức tại Phòng Tài chính kế toán có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý tài chính, tuy nhiên đến năm 2025 Phòng Tài chính kế toán Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú phấn đấu có 30% đạt trình độ thạc sĩ. Để thực hiện mục tiêu trên, hàng năm lãnh đạo Cục nên xây dựng kế hoạch cụ thể, có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ cán bộ đi học. Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ phải có cơ cấu hợp lý về chuyên môn, độ tuổi và giới tính, đảm bảo có tính kế thừa, phát huy tính sáng tạo của tuoi trẻ, đồng thời ra sức khai thác, tận dụng kinh nghiệm của người đi trước. Từ đó xây dựng đội ngũ làm công tác QLTC giỏi, có bản lĩnh, một tập thể đoàn kết, gắn bó.

+ Thường xuyên thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ làm công tác tài chính, kế toán. Việc đánh giá phân loại phải hết sức công tâm, khách quan, trên cơ sở căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ, công chức để tiếp tục hoàn thiện, cũng cố tổ chức bộ máy đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ kế toán tài chính. Việc đào tạo cán bộ QLTC, ngoài việc để đảm bảo đúng chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cần bo sung kiên thức mới, kiến thức hội nhập kinh tế, quan tâm đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, đánh giá phân loại phải có kế hoạch. Cục cần có chính sách hỗ trợ tài chính, thời gian và hỗ trợ tinh thần cho cán bộ, công chức hăng hái học tập. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học để nâng cao trình độ mọi mặt.

+ Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác QLTC. Giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỹ luật đối với

người làm công tác kế toán tài chính. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý chủ động tự học, tự nghiên cứu và cập nhật kiến thức. Xây dựng kỷ luật lao động, chế độ tự chịu trách nhiệm và tinh thần tự giác trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó có cơ sở kiểm tra, đánh giá đối với từng cá nhân. Mặt khác, Cục cần có chính sách thu hút nhân tài, tuyển dụng người có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt vào làm việc và công hiến. Bên cạnh đó Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú hàng năm cần có kế hoạch tổ chức một số lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức quản lý tài chính tại đơn vị giúp cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính luôn cập nhập kịp thời các thông tin văn bản và các chế độ chính sách mà nhà nước mới ban hành.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)