Đổi mới quy trình lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước

3.2.2. Đổi mới quy trình lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí

3.2.2.1. Hoàn thiện quy trình lập, phân bổ dự toán

Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách, dẫn dến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, không có tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Cần đổi mới một cách cơ bản quy trình này theo tư duy và phương pháp hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn.

Hiệu quả sử dụng kinh phí phụ thuộc rất lớn vào việc lập và phân bổ ngân sách giữa các cấp, giữa cơ quan tài chính và đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN. Tuy nhiên, công tác lập dự toán NSNN hàng năm tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm đúng mức, một số dự toán lập chưa sát với thực tế, với thẩm định của Tổng cục Dự trữ Nhà nước và gắn với nhiệm vụ, công việc được giao, chủ yếu được thực hiện theo các khoản mục đầu vào và ngắn hạn nên đã nảy sinh nhiều bất cập, như: dự toán được lập theo nhu cầu và chủ quan của đơn vị, chú trọng vào chỉ tiêu

và kiểm soát chi tiêu, ít thông tin về đầu ra và kết quả đạt được, đặc biệt thông tin về chất lượng kết quả công việc hàng năm, thiếu liên kết giữa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và ngân sách triển khai. Để giải quyết hạn chế này, công tác lập dự toán của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú nên chuyển sang thực hiện theo phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Với đặc thù của hoạt động DTNN, trong giới hạn nguồn lực cho phép, kết quả đầu ra tương đối rõ ràng thì việc áp dụng lập ngân sách theo đầu ra hoàn toàn phù hợp. Lập ngân sách theo kết quả đầu ra khác với lập ngân sách theo kết quả đầu vào: Lập ngân sách theo kết quả đầu vào thì ngân sách năm sau được lập trên kết quả của ngân sách năm trước mà không xét tới việc có nên tiếp tục duy trì hoạt động đang được cung cấp tài chính hay không; trong quá trình soạn lập ngân sách, kiểm soát các khoản mục đầu vào được coi trọng hơn cải thiện các kết quả hoạt động khiến cho ngân sách thiếu thực tế, dễ bị điều chỉnh. Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra (chi hoạt động quản lý hành chính, chi hoạt động quản lý quỹ DTQG và chi cho đầu tư phát triển ngành dự trữ), phân tích và đánh giá hiệu quả quản lý chi phí, qua đó giúp cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú thực hiện phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu định hướng một cách có hiệu quả và hiệu lực.

Lập dự toán ngân sách đầu ra bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường công việc thực hiện của các cơ quan HCNN so với mục tiêu đề ra. Một vài đặc điểm quan trọng của phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra đó là: Dự toán ngân sách được lập căn cứ theo nhu cầu thực tế, theo thời gian trung hạn và theo tính chất mở, công khai, minh bạch. Dự toán được lập dựa trên nguồn lực tính trong thời gian trung hạn, tổng hợp toàn bộ các nguồn tài chính của Nhà nước và việc phân bổ dự toán ngân sách dựa trên thứ tự ưu tiên chiến lược.

Dựa trên những hạn chế về khâu lập dự toán ngân sách đã trình bày trong Chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện lập dự toán ngân

sách của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú như sau:

- Việc lập dự toán ngân sách nhà nước của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần phải gắn kết với các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch phát triển dự trữ quốc gia 5 năm của ngành DTNN, xác định danh mục hoạt động, các mục tiêu phát triển, ổn định kinh tế - xã hội của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú trong kế hoạch trung hạn theo thứ tự ưu tiên. Muốn vậy, khi lập dự toán ngân sách, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần yêu cầu các Phòng, các Chi cục dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của Phòng, Chi cục lập, cung cấp chính xác gửi Phòng Tài chính kế toán. Trên cơ sở dự toán, kế hoạch của các các Phòng, các Chi cục, Phòng Tài chính kế toán tổng hợp dựa trên phân tích cụ thể các nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch phát triển dự trữ quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội 5 năm của đơn vị và các kế hoạch đầu tư trung hạn đã được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt.

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần hướng tới việc xây dựng các kế hoạch ngân sách trung hạn trên cơ sở dự báo khả năng thu NSNN trong giai đoạn trung hạn để lập dự toán chi, trên cơ sở đó Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú mới chủ động điều hành phân bổ ngân sách và bố trí các nhiệm vụ chi theo trọng tâm, trọng điểm trong giai đoạn trung hạn.

- Kế hoạch ngân sách trung hạn này cần tính đến những biến động trong các hoạt động dự trữ quốc gia, của khu vực nơi đơn vị đóng trên địa bàn, biến động về nhân sự của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú trong vòng 5 năm để dự báo kế hoạch chi trung hạn làm cơ sở cho kế hoạch chi hàng năm. Đây là cơ sở để xây dựng dự toán chi trung hạn một cách sát thực hơn. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú phổ biến cụ thể, rõ ràng và quán triệt quan điểm thực hành triệt để chính sách tiết kiệm chi ngân sách nhà nước trên cơ sở dự toán được giao đầu năm cho các Phòng, các Chi cục chủ động bố trí sắp xếp nhiệm vụ chi phục vụ nhiệm vụ của đơn vị. Khi có sự thay đổi về chính sách chế độ của Nhà nước, Phòng Tài chính kế toán thông báo cụ thể rõ ràng chế độ, chính sách mới cho các phòng, các Chi cục để mỗi

đơn vị hiểu, áp dụng đúng định mức, chế độ trong chấp hành ngân sách. - Chấp hành chi thường xuyên: Cần khuyến khích mọi CBCC trong đơn vị tiết kiệm kinh phí để phân bổ nguồn tiết kiệm được cho những nhu cầu cải thiện đời sống của cán bộ công chức trong Cục. Ban lãnh đạo Cục chủ động đẩy mạnh việc khoán kinh phí tại các đơn vị nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong việc sử dụng NSNN, như khoán tiền điện thoại, văn phòng phẩm, chè nước uống… nhằm tiết kiệm, chống lãng phí; gắn trách nhiệm chi tiêu ngân sách với cải cách hành chính. Giải pháp này, cần tiến đến thực hiện phổ biến chế độ khoán chi nhằm xác lập quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện tốt cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí theo Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Chấp hành chi không thường xuyên: Đối với chi cho công tác nhập hàng dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần xây dựng kế hoạch, đề xuất với Tổng cục Dự trữ Nhà nước phải phù hợp với năng lực thực hiện và khả năng thực tế của đơn vị. Tránh tình trạng lập kế hoạch một cách tràn lan, thiếu căn cứ. Phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Đối với chấp hành chi ngân sách nhà nước trong các công trình, dự án đầu tư hàng năm, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý các dự án hoàn thiện hồ sơ và tổ chức khởi công các công trình dự án đã có kế hoạch vốn ngay từ đầu năm, khối lượng hoàn thành đến đâu thì lập hồ sơ thanh toán đến giai đoạn đó để thanh toán vốn đầu tư nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân NSNN.

3.2.2.2. Hoàn thiện quyết toán

Để đảm bảo công tác quyết toán NSNN của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú được tiến hành đúng tiến độ, thời gian quy định và đạt mức độ chính xác cao, Phòng Tài chính kế toán cần lập kế hoạch, tiến độ, thời gian để hoàn tất báo cáo quyết toán ngay từ đầu năm và phải bám sát tiến độ thực hiện

như kế hoạch đã lập, tránh tình trạng cấp trên thúc giục rồi mới hoàn thiện. Việc lập lịch trình kế hoạch quyết toán cần phải bám sát công văn hướng dẫn khóa sổ và chốt thời gian thẩm định quyết toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Bên cạnh đó Lãnh đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần đôn đốc Phòng Tài chính kế toán tổng hợp quyết toán một cách kịp thời để trình Tổng cục Dự trữ Nhà nước thẩm định phê duyệt quyết toán NSNN hàng năm. Khi có những khoản chi khó xác định được khoản mục trong hạch toán quyết toán ngân sách, Phòng Tài chính kế toán nên tham khảo ý kiến của Vụ Tài vụ quản trị - Tổng cục Dự trữ Nhà nước để hạch toán đảm bảo đúng không phải điều chỉnh lại. Đồng thời Phòng Tài chính kế toán cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thông tư, hướng dẫn, mục lục ngân sách để hạch toán cho chính xác, tránh làm đi không bằng làm lại.

Ban lãnh đạo Cục cần lấy việc đã quyết toán ngân sách hoàn thành thẩm định quyết toán NSNN làm một trong nhiều tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm của Phòng Tài chính kế toán để có chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những cá nhân và tập thể hoàn thành công tác quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 69 - 73)