Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước

Nhà nước khu vực Vĩnh Phú

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua nghiên cứu và phân tích ở phần trên cho thấy công tác QLTC của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú đã đạt được những kết quả sau:

- Về phân cấp QLTC: Việc phân cấp QLTC cho các đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động kinh phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong Cục. Giao tự chủ tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị phát huy tính chủ động, sáng tạo, giao cho thủ trưởng đơn vị tự chủ về biên chế, bộ máy nên việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Việc tự chủ tài chính đã giúp cho các đơn vị năng động hơn trong việc đề ra biện pháp tiết kiệm, giảm chi để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCC, thu nhập của CBCC năm sau cao hơn năm trước.

- Về tổ chức bộ máy QLTC: Tổ chức bộ máy QLTC Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú đã phát huy vai trò điều hành, quản lý của Cục đối với các đơn vị thuộc Cục. Công tác quản lý chi NSNN bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động chuyên môn của ngành và của đơn vị.

- Về công tác lập dự toán NSNN: Công tác lập và trình duyệt dự toán chi NSNN hàng năm được lập một cách khoa học, đúng chính sách, chế độ, đúng quy trình và đảm bảo theo quy định của ngành, của Nhà nước.

- Về phân bổ, chấp hành dự toán: Được thực thi theo đúng quy định. Phân bổ hợp lý, chi tiết đúng với từng nhiệm vụ cụ thể trong đơn vị. Trong công tác chấp hành đảm bảo chi đúng, chi đủ cho từng đối tượng.

- Về quyết toán chi NSNN: báo cáo quyết toán của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú được Tổng cục Dự trữ Nhà nước thẩm định không có

sự chênh lệch về tổng chi ngân sách nhà nước của đơn vị, không có khoản chi nào sai phạm phải kiến nghị thu hồi.

- Về kiểm soát tài chính: Công tác thẩm tra quyết toán hàng năm đã được tăng cường, đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm tra, duyệt quyết toán đã có kinh nghiệm hơn. Nội dung và phương pháp tiến hành khoa học, hợp lý đưa công tác QLTC, kế toán đi vào nề nếp, hạn chế được những sai sót trong QLTC, chống tham nhũng, lãng phí.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả đã đạt được thời gian qua, công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú còn một số hạn chế như sau:

- Về phân cấp QLTC: Việc phân cấp vẫn chưa xác định rõ nghĩa vụ của các đơn vị dự toán trong việc điều hành kinh phí dẫn đến một số công việc triển khai chung cho các đơn vị chưa có sự thống nhất.

- Về tổ chức bộ máy QLTC: Công tác phối hợp của phòng TCKT với các Phòng, các Chi cục trong đơn vị còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời cả trong khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN. Điều này là do thiếu các kế hoạch phối hợp ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị năm ngân sách tiếp theo.

Trong khâu đào tạo cán bộ làm công tác kế toán chưa được tập huấn thường xuyên. Việc nắm bắt các chế độ, chính sách, định mức mới chủ yếu được thực hiện thông qua hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Chính vì không được đào tạo, tập huấn tập trung dẫn tới việc lập báo cáo cho các khoản mục chi ngân sách mới thiếu tính đồng nhất và gây khó khăn cho công tác tập hợp báo cáo thu chi ngân sách theo định kỳ. Ngoài ra, việc QLTC còn liên quan đến nhiều đơn vị thuộc Cục, mà người đứng đầu đơn vị không nắm bắt kịp thời, tìm hiểu rõ về kiến thức, chế độ, chính sách tài chính kế toán dẫn tới có những chỉ đạo sai lệch trong công tác quản lý tài chính.

- Về lập dự toán ngân sách: Cách lập dự toán của các đơn vị thường thực hiện theo khoản mục và mục lục NSNN, chưa bám sát vào giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Cục, chưa nắm bắt được nhu cầu trang bị về cơ sở vật chất… do đó thường đề nghị nhu cầu kinh phí cao, vượt quá khả năng ngân sách.

+ Nhu cầu kinh phí hỗ trợ, cứu trợ, viện trợ đề nghị thường lớn hơn nhiều so với số thông báo kiểm tra dự toán và nhu cầu bố trí của ngân sách Tổng cục giao.

+ Lập dự toán chưa đảm bảo đúng thời gian quy định làm ảnh hưởng đến công tác tổng hợp dự toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

+ Một số nội dung chi lập chưa có thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán đển lập dự toán nên việc thẩm định còn gặp nhiều khó khăn.

- Về phân bổ, chấp hành dự toán chi: Định mức phân bổ dự toán còn dựa trên cơ sở đề nghị của các đơn vị. Chưa có sự thống nhất định mức phân bổ dự toán cho các đơn vị. Việc quản lý và sử dụng nguồn thu, chi còn hạn chế. Chưa bám sát kế hoạch sử dụng kinh phí hàng năm, chưa điều chỉnh nguồn kinh phí kịp thời nên nguồn kinh phí chuyển sang năm sau còn lớn.

- Về quyết toán ngân sách: Một số Chi cục lập báo cáo tài chính còn chậm dẫn đến việc tổng hợp báo cáo của Cục còn chậm so với thời gian quy định trước ngày 31/3 năm sau, theo đó ảnh hưởng đến công tác tổng hợp của toàn hệ thống trong ngành.

Thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, chưa thực hiện đầy đủ các nội dung quy định. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ. Cục và các Chi cục thực hiện công khai với các hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị và tổ chức hội nghị CBCC. Tuy nhiên việc thực hiện công khai chưa đánh giá giải trình và thuyết minh đầy đủ số liệu công khai nên dẫn đến việc công khai còn hình thức, chưa mang lại hiệu quả thiết

thực. Hội nghị công khai cũng chưa đưa ra giải pháp để tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tăng thu nhập cho CBCC mà chủ yếu báo cáo tình hình đã triển khai thực hiện.

Hàng năm, theo hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Phòng TCKT lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình Vụ Tài vụ quản trị - Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Tuy nhiên việc tổng hợp, lập báo cáo quyết toán còn chậm so với thời gian quy định trước ngày 31/3 năm sau, theo đó ảnh hưởng đến công tác tổng hợp của toàn hệ thống trong ngành.

- Về kiểm soát tài chính: Công tác thẩm tra quyết toán chưa phát huy hết vai trò; chưa xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra. Thông báo kết quả xét duyệt quyết toán còn chậm nên việc chấn chỉnh những sai sót trong quá trình QLTC của các đơn vị chưa kịp thời.

+ Đoàn thẩm tra, xét duyệt quyết toán với thành viên chủ yếu là phòng TCKT, chưa phối hợp với các Phòng chuyên môn khác cùng thẩm tra nên các nội dung chuyên môn ngoài nội dung tài chính chưa nắm sâu nên phần nào hạn chế trong việc chấn chỉnh và hướng dẫn đơn vị hoàn thiện công tác quản lý tài chính. Việc kết luận chỉ dừng ở mức độ góp ý, sửa chữa, chưa xây dựng chế tài để quy định trách nhiệm và xử phạt trong lĩnh vực quản lý tài chính nên tính chấp hành của các đơn vị chưa cao.

- Thời gian kiểm tra ngắn (01 ngày/01 đơn vị) nên chưa đủ thời gian và nhân lực xem xét kỹ báo cáo quyết toán nên công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán cũng gặp khó khăn và hiệu quả chưa cao.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin vào QLTC: Một trong những khâu quan trọng nhất trong công tác QLTC là CBCC làm công tác kế toán phải ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của cán bộ QLTC giữa các đơn vị chưa đồng đều, một số cán bộ đã lớn tuổi, khả năng vận dụng tin học trong QLTC còn hạn chế.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Đội ngũ cán bộ tại Phòng TCKT còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc hiện tại. Một số cán bộ công chức làm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc Cục có ý thức chưa cao trong quá trình quản lý tài chính, còn có tư tưởng đại khái, chủ quan, ỷ lại, không chủ động, xem nhẹ công việc được giao, chưa chú trọng và dành thời gian để tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Do công tác phối hợp giữa các Phòng, các Chi cục trong đơn vị chưa sát sao, nhiệt huyết trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát hoạt động tài chính nên đôi khi lập dự toán chưa theo sát với định hướng.

- Công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các quy định trong lĩnh vực tài chính của Cục với các đơn vị thuộc Cục chưa kịp thời, do đó tính chấp hành trong QLTC của các đơn vị chưa cao.

- Sự phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc QLTC chưa được tiến hành thường xuyên, chưa kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm QLTC để nâng cao ý thức chấp hành quy định QLTC.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Do hạn chế của các văn bản pháp luật về quản lý tài chính: Hiện nay mặc dù đã có văn bản quy định QLTC chung đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng văn bản QLTC ngành Dự trữ chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế triển khai thực hiện.

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu còn thiếu và lạc hậu, không phù hợp thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thường xuyên. Phương thức phân bổ NSNN chưa có định mức cụ thể, chưa gắn với nhu cầu thực tế, phụ thuộc vào khả năng ngân sách của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Do công nghệ thông tin dùng cho công tác quản lý tài chính: hệ thống phần mềm quản lý tài chính kế toán nội bộ riêng của ngành từ Tổng cục Dự trữ Nhà nước đến các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực chưa được đầu tư một cách đồng bộ bài bản, đang trong thời kỳ bổ sung hoàn thiện nên còn nhiều bất cập.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC VĨNH PHÚ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 56 - 61)