CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước
3.2.5. Một số biện pháp khác
- Lãnh đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành các quy định về quản lý tài chính của các cán bộ làm nhiệm vụ quản lý tài chính đặc biệt tại Phòng Tài chính kế toán.
- Để công tác quản lý tài chính đảm bảo đúng định hướng, đúng nghị quyết quy định của ngành đề ra và đảm bảo các nhiệm vụ chi hoạt động của đơn vị cần phải có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ của các Phòng, các Chi cục trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, kiểm tra, giám sát hoạt động thu chi NSNN.
- Theo dõi và quản lý tốt các nguồn hàng dự trữ đang được bảo quản tại các điểm kho, không để thất thoát, hao hụt vượt quá định mức cho phép.
- Đầu tư trang bị hệ thống phầm mềm quản lý tài chính tại đơn vị, phải ưu tiên kinh phí cải tiến nâng cấp các phần mềm công nghệ đã cũ như: Kế toán nội bộ, Phần mềm quản lý kho hàng..., thiết lập hệ thống mạng ổn định phục vụ cho quá trình tìm kiếm và update văn bản.
+ Đi đôi với trang bị máy móc thiết bị tin học, phần mềm ứng dụng, cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tài chính nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu số hóa. Thực hiện tốt công việc trên, sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính ở đơn vị ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện.
+ Đồng thời có thể thực hiện nộp báo cáo quyết toán qua mạng để giảm các chi phí trung gian cũng như thời gian lập và nộp báo quyết toán hàng quý, hàng năm. Khi được phân quyền quản lý cán bộ làm công tác quản lý tài chính có thể kiểm tra báo cáo quyết toán tại bất kỳ thời điểm nào. Góp phần
cải thiện hiệu lực và hiệu quả quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú.
- Để đảm bảo quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nên kiến nghị Tổng cục Dự trữ Nhà nước sớm nghiên cứu giao thêm quyền tự chủ cho đơn vị thực hiện tự chủ. Cụ thể:
+ Về việc xây dựng, thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: Đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung và định mức chi hoặc khoán chi cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú. Ngoài các nội dung chi bắt buộc phải thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi khác như chi các đoàn đi công tác nước ngoài; trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động… Đối với các nội dung chi chưa có quy định của Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị được phép quy định các mức chi phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ được giao. Bên cạnh đó, để giảm khối lượng công việc, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, có thể xây dựng phương án khoán và thực hiện khoán đối với các nội dung chi thường xuyên của đơn vị, kể cả khoán quỹ tiền lương cho từng bộ phận trong cơ quan. Đối với kinh phí tiết kiệm được: Thủ trưởng đơn vị được quyết định các nội dung chi, trong đó không hạn chế mức chi bổ sung thu nhập cho CBCC. Đối với kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết, được trích toàn bộ vào các quỹ của đơn vị.
+ Đối với phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ: Là nhiệm vụ phát sinh đột xuất, đề nghị Tổng cục Dự trữ Nhà nước đặc biệt quan tâm, giao bổ sung dự toán kịp thời cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Rút ngắn quy trình thẩm định dự toán phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và quyết định mức chi phí tối đa xuất hàng cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ nhằm giảm thời gian thẩm định, phê duyệt dự toán (giảm công đoạn phải trình qua nhiều
cấp), từ đó, giao dự toán phí cứu trợ kịp thời giúp Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú chủ động kinh phí, thực hiện nhiệm vụ được giao kịp thời, hạch toán kế toán và quyết toán chi phí thuận lợi, dễ dàng, nâng cao tỷ lệ quyết toán chi NSNN hàng năm.
KẾT LUẬN
Quản lý tài chính là khâu rất quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế nhà nước, nâng cao vai trò chủ đạo của các đơn vị sự nghiệp. Bởi lẽ trong thực tế công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú còn tồn tại nhiều bất cập cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực. Quản lý tài chính có ảnh hưởng, tác động đến nhiều cấp, nhiều ngành và có tác động chi phối đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của các khu vực cũng như của cả hệ thống dự trữ.
Trên cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đề tài:
“Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú” đã cố gắng tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề, quy định chung trong công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước và rút ra một số bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính trong việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ và chu trình quản lý tài chính; chỉ ra được những kết quả, nguyên nhân và những vướng mắc, hạn chế trong việc triển khai thực hiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong thời gian tới.
Từ những tồn tại trong thực tiễn hoạt động quản lý tài chính của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện hơn quản lý tài chính của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú từ nay đến năm 2025. Hy vọng những biện pháp đưa ra được hiện thực hóa góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú. Từ đó, góp một phần vào nhiệm vụ thực hiện thành công chiến lược phát triển Dự trữ quốc gia đến năm 2025.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC - BNV về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
[2] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 324/2016/TT - BTC quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước;
[3] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
[4] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 61/2017/TT-BTC hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước tài trợ;
[5] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp;
[6] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 137/2017/TT-BTC quy định về xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm;
[7] Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 90/2018/TT-BTC sửa đổi bổ xung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước tài trợ;
[8] Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 108/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán dự trữ quốc gia;
[9] Bộ Tài chính (2020), Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 10/3/2020 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
[10] Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2013),
Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
[11] Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2012), Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản tài chính
[12] Lê Chi Mai (2011), Giáo trình Quản lý tài chính trong các tổ chức công, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[13] Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
[14] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2020), Quyết định số 333/QĐ-TCDT ngày 24/6/2020 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
[15] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2020), Quyết định số 336/QĐ-TCDT ngày 24/6/2020 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.