CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
1.2. Thực tiễn công tác quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu
nước khu vực Vĩnh Phú
Căn cứ quy mô, hệ thống kho tàng của mỗi đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ điều chỉnh các mối quan hệ tài chính khác nhau. Các đơn vị có quy mô lớn, nguồn kinh phí nhiều sẽ dễ dàng tiết kiệm các khoản chi phí để đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực hoạt động. Mặt khác, sẽ thuận lợi trong việc điều tiết nguồn kinh phí tiết kiệm nhằm hỗ trợ cho CBCC và người lao động có thêm thu nhập cải thiện đời sống và làm việc có hiệu quả hơn. Ngược lại, các đơn vị có quy mô nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc đa
dạng hóa các hình thức hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính để hiện đại hóa cơ sở vật chất và triển khai nhiệm vụ trọng tâm.
Từ kinh nghiệm quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình và Hoàng Liên Sơn nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú như sau:
- Về bộ máy: Mặc dù có chức năng và nhiệm vụ giống nhau, nhưng tùy thuộc vào hoạt động của mỗi Cục nên phải bảo đảm đáp ứng đủ về số lượng, cơ cấu cũng như chất lượng các cán bộ quản lý cũng các nhân viên làm việc trong bộ máy tài chính kế toán của đơn vị. Nếu không có bộ máy quản lý tài chính tốt thì chức năng quản lý tài chính khó lòng được thực hiện một cách hiệu lực và hiệu quả.
- Về lập dự toán: Theo hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính, phương hướng, nhiệm vụ của đơn vị, chỉ tiêu kế hoạch có thể thực hiện được, khả năng tài chính cho phép, khả năng tổ chức quản lý của đơn vị và kinh nghiệm thực hiện các năm trước theo tiêu chuẩn, định mức quy định.
- Về phân bổ, chấp hành: Đảm bảo phân phối, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Tăng thu nhập cho CBCC trong đơn vị. Thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc. Thực hiện phải sát với dự toán đầu năm, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong năm.
- Về quyết toán NSNN: Số liệu quyết toán trình chính xác, trung thực, khớp đúng với hệ thống sổ sách, với dự toán được giao.
- Về kiểm soát tài chính: Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, năng lực cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung và QLTC nói riêng. Trình độ quản lý của lãnh đạo tác động rất lớn tới cơ chế QLTC tại các đơn vị. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác QLTC kế toán ngày càng đi vào nề nếp, tuân
thủ các chế độ quy định về tài chính kế toán của nhà nước góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của đơn vị. Ngược lại, đội ngũ cán bộ QLTC thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đến công tác QLTC lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí.
Đối với những đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu, sẽ giúp cho công tác QLTC được thuận lợi, hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, sẽ làm cơ chế QLTC của đơn vị được phát huy có hiệu quả, góp phần thúc đẩy các hoạt động của đơn vị ngày càng phát triển bền vững. Ngược lại, nếu đơn vị chưa chú trọng trong việc tạo lập hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ không phát hiện kịp thời sai sót, không ngăn chặn hành vi gian lận, không kịp thời chấn chỉnh công tác QLTC sẽ kém hiệu lực, hiệu quả, dẫn đến công tác QLTC của đơn vị không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.
Tóm lại: Từ cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các cơ quan HCNN được trình bày ở trên, có thể thấy hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các cơ quan HCNN là cần thiết để đảm bảo xây dựng được một cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí NSNN. Quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo duy trì hoạt động và tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu lực trong hoạt động của bộ máy nhà nước, tránh lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai minh bạch NSNN.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC VĨNH PHÚ