Điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình chiến lược đại dương xanh vào các chương trình sau đại học của viện quản trị kinh doanh – đại học FPT (Trang 54 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nội dung và triển khai nghiên cứu

2.2.2. Điều tra khảo sát

Mục đích của phƣơng pháp này, tác giả muốn thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn chuyên sâu nhằm điều tra với một số lƣợng ngƣời với thời gian nhanh, ngắn gọn, tiếp cận vấn đề đa chiều: Xác định đƣợc thực trạng dịch vụ đào tạo và điều kiện áp dụng chiến lƣợc Đại dƣơng xanh qua cảm nhận và đánh giá học viên; xác định thái độ, ý kiến đóng góp của cán bộ, nhân viên để có thể duy trì và phát triển và áp dụng chiến lƣợc Đại dƣơng xanh trong phát triển chƣơng trình mới; tìm hiểu đánh giá của ngƣời sử dụng dịch vụ đào tạo đối với các chƣơng trình đã đƣợc tham gia tại FSB và tại các đơn vị khác.

Tác giả thực hiện điều tra cán bộ công nhân viên, học viên về chất lƣợng dịch vụ và các công tác xây dựng chƣơng trình tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB hiện tại.

Để thực hiện mục tiêu này, tác giả triển khai phƣơng pháp theo 4 bƣớc sau: Bƣớc 1: Thiết kế phiếu điều tra và xây dựng thang đo

Bƣớc 2: Chọn mẫu khảo sát Bƣớc 3: Tiến hành khảo sát Bƣớc 4: Xử lý dữ liệu

2.2.2.1. Thiết kế phiếu điều tra

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng thang đo Likert 05 bậc/mức để đo lƣờng đánh giá của cán bộ, nhân viên về dịch vụ đào tạo và chiến lƣợc Đại dƣơng xanh khi đƣợc áp dụng vào đơn vị:

 Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi đƣợc thiết kế càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả sẽ đem lại hiệu quả cao. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bƣớc sau:

- Xác định các dữ liệu cần tìm.

Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tƣợng phỏng vấn từ đó xác định đƣợc nhu cầu của các học viên khi tham gia chƣơng trình đào tạo

- Xác định phương pháp phỏng vấn.

Có rất nhiều cách phỏng vấn, tuy nhiên với mỗi đối tƣợng nhân viên mà chúng ta phải chọn cách phỏng vấn nào phù hợp, đem lại hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách phỏng vấn nhƣ gọi điện thoại, gửi mail, phỏng vấn trực tiếp…Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.

Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý.

- Chọn dạng câu hỏi

Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phƣơng pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic nhất. Dạng câu hỏi đƣợc sử dụng trong Bảng hỏi là câu hỏi đóng.

- Xác định từ ngữ cho thích hợp với nội dung bảng hỏi. - Xác định cấu trúc bảng hỏi

Bảng hỏi bao gồm các phần sau:

Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.

Câu hỏi định tính: Là câu hỏi xác định đối tƣợng đƣợc phỏng vấn • Câu hỏi hâm nóng: Là câu hỏi có tác dụng để ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu đƣợc chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hƣớng đến

Câu hỏi đặc thù: Là câu hỏi có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu. • Câu hỏi phụ: Là câu hỏi có tác dụng thu thập thông tin về đặc điểm của ngƣời đƣợc phỏng vấn ( tuổi tác, nghề nghiệp, công việc…..).

- Thiết kế trình bày bảng hỏi

 Chọn mẫu khảo sát

Mẫu nghiên cứu đƣợc hiểu là là khi tiến hành nghiên cứu thống kê, chúng ta sẽ chọn một số đơn vị cụ thể trong tổng số các đơn vị trong tổ chức để nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của số lƣợng mẫu, ta sẽ đƣa ra đƣợc đặc điểm và tính chất của toàn tổ chức.

- Tổng thể quá trình nghiên cứu: Cán bộ, nhân viên, học viên tại Viện Quản trị kinh doanh FSB Hà Nội đang nằm trong các đơn vị nhà nƣớc hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên xác suất.

- Kích thƣớc mẫu: Số lƣợng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 95 mẫu.

Dữ liệu Nguồn Mục đích

Thứ cấp - Các nguồn nội bộ và bên ngoài FSB

 Thu thập thông qua các báo cáo của FSB, văn bản chính thức, brochure, thỏa thuận mục tiêu, thông cáo báo chí…

Phân tích tình hình hiện tại của FSB

Sơ cấp - Cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng đƣợc thực hiện để thu thập thông tin nhƣ:

a. Phỏng vấn chuyên sâu

+ Cấp quản lý (1 CEO & 3 Trƣởng phòng)

+ Nhân viên hiện tại, giảng viên (10 ngƣời)

b. Bảng khảo sát: đƣợc tiến hành

 Để hiểu rõ về FSB và bản sắc doanh nghiệp trên thị trƣờng đào tạo.

 Để tìm thông tin và hiểu về những điểm khác biệt của chƣơng trình

 Để thấy đƣợc quan điểm của FSB về chiến lƣợc, mục tiêu, chƣơng trình và chất lƣợng đào tạo và làm sao để quan điểm này ảnh hƣởng đến thiết kế chƣơng trình, kiểm soát dịch vụ và chất lƣợng, và cũng là để tìm ra

Dữ liệu Nguồn Mục đích

thông qua bảng hỏi (để có đƣợc dữ liệu bên ngoài) :

+ Học viên (60 ngƣời) đã và đang tham gia vào các khóa học của FSB, các tổ chức cử cán bộ đi học tại FSB, những ngƣời quan tâm đến chƣơng trình nhƣng chƣa đăng ký tham gia và cả những ngƣời từ chối đào tạo hoạt động trong các công ty nhà nƣớc hoặc là cán bộ trực thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp

+ Giám đốc chƣơng trình: 1 ngƣời

+ Các nhân viên triển khai các dịch vụ đào tạo: 10 ngƣời

+ Những ngƣời học ngoài FSB: 10 ngƣời

chức năng của nhà quản lý trong việc áp dụng chiến lƣợc đại dƣơng xanh

 Để biết đƣợc đánh giá của học viên về quá trình đào tạo tại FSB

 Để đo lƣờng sự hài lòng của học viên và so sánh FSB với các trƣờng khác

 Mang lại giá trị gia tăng cho học viên

 Để thăm dò nhu cầu của học viên

 Để biết tình hình hiện tại của FSB về quy trình kiểm soát chất lƣợng và dịch vụ đào tạo

 Để tham khảo ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo

 Tìm ra các nguyên nhân khiến học viên muốn tìm hiểu tham gia

Dữ liệu Nguồn Mục đích

chƣơng trình khác

2.2.2.2. Tiến hành khảo sát 2.2.2.3. Xử lý dữ liệu

Việc phân tích thực trạng đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp khảo sát bảng hỏi để lƣợng hóa sự đánh giá của nhân viên, học viên về dịch vụ đào tạo Sau đại học. Các câu trả lời đƣợc quy theo thang điểm: Hoàn toàn đồng ý/Rất tốt = 5 điểm; Đồng ý/Tốt = 4 điểm; Bình thƣờng/không có ý kiến = 3 điểm; Không đồng ý/Kém = 2 điểm; Hoàn toàn không đồng ý/Rất kém = 1 điểm.

Với những thông tin thu thập đƣợc từ các cuộc phỏng vấn, điều tra và áp dụng các phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng và định tính để đánh giá, tác giả tiến hành với phần mềm ứng dụng excel và các bảng biểu để phân tích dữ liệu, từ đó đƣa ra các biểu đồ mô tả, các đánh giá nhận xét về thực trạng dịch vụ đào tạo và các yếu tố trong việc áp dụng chiến lƣợc Đại dƣơng xanh trong các chƣơng trình Sau Đại Học.

2.2.2.4. Kết luận về kết quả nghiên cứu

Sau khi phân tích số liệu thu thập đƣợc của quá trình điều tra, tác giả sẽ nhận thấy các nhân tố nào có yếu tố quyết định tới vấn đền nghiên cứu. Từ kết quả đó, tác giả sẽ đƣa ra đƣợc kết luận của vấn đề nghiên cứu và đƣa ra giải pháp hợp lý nhất.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC ĐẠI DƢƠNG XANH CHO CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH FSB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình chiến lược đại dương xanh vào các chương trình sau đại học của viện quản trị kinh doanh – đại học FPT (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)