CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phân tích điều kiện áp dụng chiến lƣợc Đại dƣơng xanh vào chƣơng
3.4.1. Thông tin cơ bản dẫn chương trình mới của FSB về đào tạo Sau
học dành cho công chức
Với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Ford và Miller, trƣờng đại học Northwestern (viết tắt là FHNW) dự định thực hiện một dự án về xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo cho sự phát triển bền vững với Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Một mục tiêu chính của dự án là tăng cƣờng, mở rộng và thể chế hóa tác phong kỷ luật lãnh đạo của học viên Hồ Chí Minh cho việc đào tạo và nghiên cứu trong các tổ chức công cộng trong bộ máy công chức nhà nƣớc. Kết quả là, Học viện Hồ Chí Minh sẽ có thể cải thiện năng lực quản lý và lãnh đạo công chức để phát triển bền vững và cải thiện quản trị tại Việt Nam bằng cách nắm bắt lợi ích kinh tế, khả năng duy trì xã hội và môi trong quá trình thiết kế và thực hiện chính sách.
Trong thời gian thực hiện dự án, FSB, là một tổ chức đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp, đã đƣợc mời tham gia để chia sẻ với Học viện Hồ Chí Minh và FHNW kinh nghiệm trong lãnh đạo doanh nghiệp đào tạo ở Việt Nam. Nhiều buổi thảo luận giữa Học viên, FSB và FHNW đã dẫn đến một sáng kiến cho sự hợp tác 3 bên để cung cấp một chƣơng trình đào tạo Sau đại học cho công chức trên khắp Việt Nam. Vai trò của các bên liên quan trong quan hệ đối tác này đƣợc dự kiến phân công nhƣ sau:
FHNW sẽ chịu trách nhiệm phát triển giảng viên và tài liệu học tập phát triển địa phƣơng, sử dụng kinh phí của dự án cũng nhƣ các nguồn tài trợ trong tƣơng lai đƣợc ủng hộ từ các nhà tài trợ tiềm năng. Và nếu các
nguồn lực thích hợp, FHNW cũng sẽ gửi giảng viên của trƣờng tới giảng dạy trong chƣơng trình mới.
Học viện Hồ Chí Minh sẽ chịu trách nhiệm phân công đội ngũ nhân viên (những ngƣời sẽ đƣợc đào tạo bởi FHNW) để dạy trong chƣơng trình mới. Học viện cũng sẽ cam kết chính thức kết hợp tên của mình cho chƣơng trình mới nhƣ một đơn vị đầu mối để giúp nâng cao uy tín của chƣơng trinh, nhờ đó tạo điều kiện cho việc giới thiệu chƣơng trình cho chính quyền địa phƣơng.
FSB sẽ chịu trách nhiệm cho việc giới thiệu chƣơng trình cho chính quyền địa phƣơng, mời các nhà tài trợ quốc tế và doanh nghiệp địa phƣơng tài trợ kinh phí, phân công giảng viên (những ngƣời đƣợc đào tạo bởi FHNW) để dạy trong chƣơng trình, cũng nhƣ để xử lý tất cả công tác hậu cần liên quan đến việc thực hiện chƣơng trình trên khắp Việt Nam.
Mối quan hệ hợp tác 3 bên vẫn chƣa đƣợc mô hình hoá khi mà các bên đang ở giai đoạn đề xuất tạo nguồn kinh phí và tiếp cận các đơn vị tài trợ khác nhau cho nguồn tài chính.