Thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên thông qua yếu tố tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho giảng viên của trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 59 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho giảng viên tại trƣờng cao đẳng kinh tế

3.2.1. Thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên thông qua yếu tố tà

Trong những năm qua, việc thực hiện các giải pháp thúc để tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động bằng yếu tố vật chất rất đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm. Xem đây là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất kích thích tinh thần làm việc cho cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng. Những chính về mặt vật chất cho cán bộ, giáo viên mà nhà trƣờng thực hiện trong thời gian qua nhƣ sau:

Chính sách tiền lương:

Tiền lƣơng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với ngƣời lao động nói chung và giảng viên nói riêng. Nó giúp cho ngƣời lao động tồn tại và phát triển, trong thời gian vừa qua việc trả lƣơng cho giảng viên của nhà trƣờng đƣợc áp dụng nhƣ sau:

Đối với cán bộ là giảng viên thì tiền lƣơng đƣợc tính theo công thức sau: Tiền lƣơng = Lƣơng cơ bản + Các khoản phụ cấp

Trong đó:

Lƣơng cơ bản = hệ số lƣợng x đơn giá tiền lƣơng Phụ cấp gồm:

Phụ cấp đứng lớp = 25% x lƣơng cơ bản Tiền phụ cấp chủ nhiệm là 100.000đ

Các khoản phụ cấp trách nhiệm khác nếu có

Ngoài cách tính lƣơng nhƣ trên thì hàng năm mỗi giáo viên phải đảm nhận 520 tiết/ 1 năm. Trong đó số tiết đƣợc quy đổi nhƣ sau:

Bảng 3.3. Bảng quy đổi giờ chuẩn đối với giảng viên cơ hữu

TT Nội dung Số tiết quy đổi

1 Giảng dạy lý thuyết 1 tiết = 1 tiết lý thuyết 2 Dạy thực hành 1 tiết= 1/2 tiêt lý thuyết 3 Ra đề thi 1 đề thi = 1.5 tiết lý thuyết 4 Coi thi (giáo viên ) 1 suất = 1 tiết

5 Coi thi (Cán bộ văn phòng) 25.000 đồng/ suất 6 Chấm thi 1 tiết = 10 bài thi 7 Hƣớng dẫn khóa luận 12 tiết/sinh viên 8 Hƣớng dẫn viết chuyên đề 2 tiết/sinh viên 9 Hƣớng dẫn thực tập cuối khóa 3 tiết/sinh viên 10 Chấm phản biện khóa luận tốt nghiệp 2 tiết/khóa luận 11 Bài báo cấp trƣờng 20 tiết/bài 12 Bài báo cấp quốc gia 40 tiết/bài

13 Trực khoa 1 buổi = 1 tiết lý thuyết 14 Trực tuyển sinh 1 buổi = 3 tiết lý thuyết 15 Báo cáo khoa học 60 tiết/báo cáo

Nếu giáo viên vƣợt trên mức giờ chuẩn quy định thì nhà trƣờng trả lƣơng tăng thêm đƣợc tính nhƣ sau:

Bảng 3.4. Đơn giá tiền vƣợt giờ

ĐVT: VNĐ TT Hệ sơ lƣơng Đơn giá/tiết

1 2,34 25.000 2 2,67 27.000 3 3,00 30.000 4 3,33 33.000

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Trường, năm 2016)

Thông qua bảng quy đổi giờ dạy, bảng phụ cấp và phƣơng pháp tính lƣơng nhƣ trên có thể thấy lƣơng giảng viên tại trƣờng hiện nay là tƣơng đối thấp so với mặt bằng lƣơng chung trong cả nƣớc. Thu nhập bình quan lƣơng tháng của giảng viên chƣa đạt 5 triệu đồng/ tháng. Với mức thu nhập này thì cán bộ, giáo viên trƣờng cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang trải cuộc sống hằng ngày.

Tiền lƣơng bình quân là một thƣớc đo nhằm đánh giá sự quan tâm của nhà trƣờng tới thu nhập của ngƣời lao động và đồng thời để đánh giá đƣợc việc phân bổ tiền lƣơng ở các bộ phân nhƣ thế nào. Bảng lƣơng trung bình đối với giảng viên tại trƣờng qua các năm nhƣ sau:

Bảng 3.5. Lƣơng bình quân đối với giảng viên qua các năm từ 2012 – 2016

ĐVT: VNĐ Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Lƣơng bình quân/ tháng 3,758,280 3,982,170 4,128,120 4,375,910 4,985,710

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, năm 2016)

Thông qua biểu đồ trên ta thấy rằng tiền lƣơng bình quân của cán bộ giáo viên trong nhà trƣờng có xu hƣớng tăng đều qua các năm. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi vì hằng năm Nhà Nƣớc thực hiện việc tăng lƣơng cơ bản nên tiền lƣơng bình quân cũng tăng là vấn đề hiển nhiên, hay nói một cách khác trong thời gian

vừa qua nhà trƣờng chƣa có những chính sách tiền lƣơng mới cho giảng viên. Việc thu nhập tăng lên chủ yếu nhờ vào phần tăng của thâm niên công tác thông qua hệ số lƣơng cơ bản. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho số lƣợng giảng viên ra đi ngày một gia tăng. Đa số cán bộ giảng viên ngoài việc làm ở trƣờng thì họ còn đi dạy kèm, đi thỉnh giảng ở các trƣờng khác để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống hàng ngày. Một số ngƣời không đáp ứng đƣợc nhu cầu sống của họ buộc lòng họ chuyển đi nơi khác có thu nhập cao hơn. Vì vậy để giữ chân cán bộ công nhân viên đặc biệt là lực lƣợng giáo viên có kinh nghiệm thì trong thời gian tới nhà trƣờng phải tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên kiếm thêm thu nhập cũng nhƣ có những giải pháp thiết thực hơn.

- Chính sách khen thưởng và phúc lợi:

Chính sách khen thƣởng phúc lợi là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên. Trong thời gian qua nhà trƣờng áp dụng chính sách khen thƣởng và phúc lợi cho ngƣời cán bộ, giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trƣờng cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội đƣợc áp dụng nhƣ sau:

+ Thưởng cuối năm:

Căn cứ kết quả hoạt động hàng năm và căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động để thƣởng cho cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng. Mức thƣởng do nhà trƣờng quyết định. Và trong thời gian vừa qua nhà trƣờng đã áp dụng mức tiền thƣởng cuối năm nhƣ sau:

Bảng 3.6. Chính sách khen thƣởng năm 2016

ĐVT: VNĐ TT Tiêu chí Số tiền thƣởng 1 Giáo viên, nhân viên các phòng ban (1-3 năm) 500.000

2 Giáo viên, nhân viên các phòng ban (3-5 năm) 1.000.000 3 Trƣởng các phòng ban, trƣởng khoa 2.000.000 4 Trợ lý khoa, trƣởng bộ môn 1.500.000

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, năm 2016)

Thông qua bảng chính sách khen thƣởng vào cuối mỗi năm ta thấy công tác khen thƣởng cho giảng viên tại trƣờng cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội mới ở mức trung bình thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các trƣờng cao đẳng khác mức thƣởng cuối năm ít nhất là 1 tháng lƣơng cơ bản. Và chúng ta cũng biết rằng tâm lý ngƣời lao động nào cũng vậy mong cuối năm sẽ đƣợc thƣởng một số tiền kha khá để góp phần vào mua sắm tết. Nhƣng với số tiền nêu trên thì rất ít ỏi. Bên cạnh đó thì việc khen thƣởng trên chỉ dựa vào số năm công tác và dựa vào vị trí công tác nên mà chƣa phản ánh đƣợc thành tích công việc của từng cá nhân. Vì vậy tiền thƣởng cuối năm chƣa có nhiều tác dụng động viên tinh thần làm việc của ngƣời lao động.

+ Thưởng nhân các ngày lễ lớn:

Bên cạnh thƣởng vào cuối năm thì nhà trƣởng có chính sách khen thƣởng cho cán bộ công nhân viên vào các ngày lễ lớn nhƣ ngày 20/11, ngày thành lập trƣờng, ngày sinh nhật của cán bộ - giáo viên. Đa số cán bộ, giáo viên đƣợc thƣởng khoản từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Một điều chƣa hợp lý ở đây là những cán bộ đƣợc đƣa vào danh sách “Theo một lối mòn”, không phân theo sự cống hiến của giảng viên đối với thành tích chung của trƣờng, chính vì vậy đã khiến cho cán bộ công nhân viên trong nhà trƣờng cảm thấy không công bằng.

+ Các khoản phúc lợi:

Hiện nay, đối với các khoản phúc lợi cho ngƣời lao động chỉ thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật đề ra nhƣ: Đóng đủ các khoản bảo hiểm bắt buộc, thực hiện chế độ hộ sản đối với cán bộ, giáo viên nữ. Ngoài ra nhà trƣờng chƣa có chính sách phúc lợi nào khác đối với cán bộ công nhân viên trong nhà trƣờng.

Đánh giá chung về công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên bằng yếu tố tài chính:

Qua phân tích công tác tạo động lực làm việc bằng chính sách tài chính cho ta thấy tiền lƣơng cũng nhƣ các khoản tiền thƣởng cho cán bộ công nhân viên nhìn chung còn thấp. Cùng với kết quả điều tra thể hiện nhƣ sau:

Bảng 3.7. Kết quả mô tả mức độ hài lòng về thu nhập của Giàng viên

STT Các yếu tố về thu nhập Số lƣợng Giá trị mẫu Min Max

Trung

bình Độ lệch chuẩn 01 Mức lƣơng của tôi hiện nay

là phù hợp với khả năng 252 1.00 5.00 2.2571 .97335 02 Tôi nhận đƣợc các khoản thƣởng và phụ cấp xứng đáng với khả năng làm việc

252

1.00 5.00 2.4286 .95662

03 Lƣơng thƣởng và phụ cấp đƣợc phân phối công bằng

252

1.00 5.00 2.8143 .82168

04 Tôi có thể sống hoàn toàn vào thu nhập tại nhà trƣờng

252

1.00 5.00 2.5714 1.04356

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2016)

Qua điều tra mức độ hài lòng của giáo viên nhà trƣờng về đặc điểm thù lao lao động đƣợc đo lƣờng qua 4 tiêu chí thì tiêu chí đƣợc ngƣời lao động đánh giá cao nhất là “Lƣơng thƣởng và phụ cấp đƣợc phân phối công bằng” tƣơng ứng với số điểm là 2,81 trong khi đó tiêu chí đƣợc đánh giá thấp nhất đó là “Mức lƣơng của tôi hiện nay là phù hợp với khả năng” với số điểm trung bình là 2,26. Bên cạnh đó giá trị trung bình của các yếu tố đều nhỏ hơn “thang đo điểm số 3”, có thể khẳng định rằng với mức lƣơng nhƣ hiện nay thật sự chƣa đem đến sự hài lòng cho ngƣời lao động. Vì vậy trong thời gian tới nhà trƣờng cần phải có các giải pháp nhằm tạo thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đồng thời cũng cần phải cải thiện lại việc phân phối lƣơng thƣởng và phụ cấp phù hợp với ngƣời lao động.

Trƣờng cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bộ Công thƣơng do đó trong quy chế lƣơng của Trƣờng có một phần hỗ trợ từ phía bộ. Các chế độ khen thƣởng, phúc lợi theo cơ chế của Bộ chủ quản, do đó còn mang nặng tính hình thức, cào bằng, không thực sự là công cụ tạo động lực cho giảng viên nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho giảng viên của trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)