Những hạn chế, tồn tại trong công tác tạo động lực làm việc cho giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho giảng viên của trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho giảng viên tại trƣờng cao đẳng kinh tế

3.2.3. Những hạn chế, tồn tại trong công tác tạo động lực làm việc cho giảng

tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

3.2.3.1. Những hạn chế, tồn tại

Qua việc phân tích, điều tra khảo sát có thể nhận thấy ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trƣờng còn có một số tồn tại và hạn chế cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, thu nhập hiện nay của giảng viên tại Trƣờng, là những ngƣời trực tiếp tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn tƣơng đối thấp, đa số giảng viên không thể sống dựa vào thu nhập từ phía nhà trƣờng nên cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn.

Thêm vào đó, điều kiện giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Chặng hạn nhƣ chƣa có phòng đọc, phòng thử nghiệm và nghiên cứu cho cán bộ giảng viên, các thiết bị giảng dạy vẫn còn thiếu, các văn phòng làm việc của nhà trƣờng hiện nay còn có khu vực chƣa có hệ thống máy điều hòa. Chính vì điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn nên ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Bên cạnh đó thì khối lƣợng công việc của đối tƣợng giảng viên, nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng khá nhiều một ngƣời có thể kiêm nhiệm nhiều chức vụ, số giờ chuẩn hiện nay là rất cao nên buộc giảng viên phải giảng dạy và nghiên cứu nhiều môn nên gây áp lực cho giảng viên khi lên lớp, nhất là giảng viên trẻ.

Ba là, chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến của nhà trƣờng chƣa làm hài lòng đối với giảng viên, việc cán bộ công nhân viên đi học nhà trƣờng chỉ mới hỗ trợ về mặt thời gian chứ chƣa hỗ trợ về học phí đào tạo cũng nhƣ giảm bớt khối lƣợng công việc.

Tiếp đến, nhà trƣờng chƣa thể hiện đƣợc sự quan tâm đến đối tƣợng giảng viên, phong cách lãnh đạo chƣa mang lại nhiều hiệu quả cao.

Các tổ chức đoàn thể nhƣ công đoàn chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình trong tạo động lực cho giảng viên, chƣa quan tâm nhiều tới đời sống tinh thần của cán bộ, giáo viên cũng nhƣ chƣa tổ chức tốt các hoạt động vui chơi giải trí cho cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng.

Hệ thống đánh giá thành tích công việc còn chƣa cụ thể, và công tác đánh giá chƣa đƣợc quan tâm nhiều, quá trình đánh giá mang nặng yếu tố cảm tính.

3.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Những hạn chế, tồn tại trên đến từ nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhƣng tựu chung lại, nó bao gồm những nguyên nhân chính như sau:

Một là, trong những năm trở lại đây hoạt động tuyển sinh có xu hƣớng giảm nên ảnh hƣởng đến nguồn thu của nhà trƣờng. Việc thành lập một loạt các trƣờng đại học, một số trƣờng cạnh tranh thông qua việc hạ chất lƣợng giáo dục. Tìm mọi cách để tuyển sinh, làm cho việc cạnh tranh trong tuyển học viên tại trƣờng gặp nhiều khó khăn. Chính điều này một phần dẫn đến tình hình tài chính của Trƣờng không khả quan trong những năm vừa qua.

Hai là, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội là trƣờng trực thuộc Bộ Công thƣơng, do vậy công tác tổ chức cán bộ đôi khi bị sức ép từ đơn vị chủ quản, thiếu sự tự chủ cần thiết. Do đó, việc phê duyệt cho cán bộ đi học tập công tác qua nhiều khâu xét duyệt, gây khó khăn, kéo dài.

Bà là, việc quản trị nguồn nhân lực của Trƣờng thực hiện chƣa khoa học, bàu bản. Hiện Nhà trƣờng chƣa có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chƣa cán bộ chuyên trách trong việc lập kế hoạch tiền lƣơng cho nhà trƣờng.

10 năm tới (chƣa có văn bản chính thực đƣợc ban hành) để chủ động , thích ứng tốt nhất với điều kiện cạnh tranh hiện tại. Vì vậy, chiến lƣợc hay kế hoạch bộ phận của nó là phát triển nguồn nhân lực cũng khó xây dựng và thực hiện có hiệu quả,

Tóm tắt chƣơng 3

Chƣơng 3 trình bày kết quả nghiên cứu của tác giả theo các phƣơng pháp nghiên cứu đã trình bày trong chƣơng 2. Ngoài việc trình bày sơ bộ về lịch sử hình thành và phát triển của trƣờng, các kết quả chính trong hoạt động đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực của nhà trƣờng trong thời gian qua. Luận văn trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu định lƣợng, đánh giá về công tác tạo động lực của nhà trƣờng thông qua nhận xét, đánh giá của Giảng viên. Ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác tạo động lực cho giảng viên tại trƣờng thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các giải pháp nâng cao công tác tạo động lực cho Giảng viên tại Trƣờng cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG, HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO

ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho giảng viên của trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)