Phƣơng pháp xử lý tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu

Toàn số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp sau để thực hiện luận văn:

2.3.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phƣơng pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể đƣợc tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức đƣợc dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng nhƣ các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí. Phƣơng pháp phân tổ sẽ

cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

2.3.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về hoạt động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang để mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện từ năm 2009 đến năm 2014. Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện trong 6 năm qua.Từ đó luận văn đề xuất những giải phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý khám chữa bệnh.

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.3.3. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

- Phƣơng pháp phân tích: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Trong chƣơng 1, để xây dựng khung phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều tài liệu có liên quan. Từ đó nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này, đồng thời thấy đƣợc những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu. Ở chƣơng 3, khung lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang từ năm 2009 đến năm 2014. Phân tích những nhân tố mới ảnh hƣởng đến hoạt động khám chữa bệnh và những lý do áp dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

- Phƣơng pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp

tổng hợp đƣợc sử dụng để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng. Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Trong chƣơng 3, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở chƣơng 4.

Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

2.3.4. Phƣơng pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh số liệu liên quan qua thời gian.

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)