Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang (Trang 75 - 88)

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

3.5. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trong

3.5.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý

thêm trang thiết bị bởi những ràng buộc của những Văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp.

- Chế độ kế toán ở bệnh viện

Phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện với 19 biên chế. Tuy nhiên không có nhân viên có trình độ đại học chính quy mà chủ yếu từ trung cấp học lên đại học hệ tại chức nên năng lực còn nhiều hạn chế, việc hạch toán còn chậm làm ảnh hƣởng đến hoạt động chung của Bệnh viện.

Trong khi Nghị định 43 quy định quyền tự chủ tài chính của bệnh viện nhƣng qui chế chi tiêu nội bộ chịu sự ràng buộc của Nghị định 10 giới hạn mức tăng lƣơng. Các Văn bản qui phạm pháp luật ban hành không đồng bộ gây khó khăn cho bệnh viện thực hiện công tác tài chính kế toán của bệnh viện.

3.5. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trong cơ chế tự chủ tài chính trong cơ chế tự chủ tài chính

3.5.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý

Phòng KHTH của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, có trách nhiệm đảm bảo việc điều hòa kế hoạch hoạt động của các đơn vị, đôn đốc thực hiện các quy chế chuyên môn toàn bệnh viện, nhiệm vụ của phòng KHTH bao gồm:

- Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hƣớng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.

- Tổ chức, theo dõi, đôn đốc đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch chế độ chuyên môn và quy chế công tác của bệnh viện để báo cáo với giám đốc xem xét, chỉ đạo.

- Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức của bệnh viện và cán bộ tuyến trƣớc gửi đến.Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.

- Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện. Giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.

- Đảm bảo việc lƣu trữ, thống kê khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định của của Bộ. Giúp giám đốc tổ chức công tác trực chuyên môn cho toàn bệnh viện.

- Xây dựng quy hoạch phát triển bệnh viện để trình Giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.Từng thời gian tổng kết công tác điều trị, định kỳ báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên theo biểu mẫu, yêu cầu và thời gian quy định.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.1.2. Phòng tổ chức cán bộ

- Phòng tổ chức cán bộ là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện. Phòng có các nhiệm vụ sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân lực để trình giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thực hiện công tác cán bộ quản lý hồ sơ lí lịch theo phƣơng pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.

- Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa, phòng trình giám đốc bệnh viện xét duyệt, tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phƣơng để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc, của Ngành Y tế đối với mọi thành viên và ngƣời bệnh trong bệnh viện.

- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách, văn hoá, ngoại ngữ để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiện và thái độ phục vụ.

- Phối hợp với các khoa, phòng chức năng đề xuất với Giám đốc bệnh viện giải quyết các vấn đề có liên quan đến ngƣời bệnh thuộc diện chính sách xã hội.

- Nắm tình hình, tâm tƣ, nguyện vọng của mọi thành viên trong bệnh viện để đề xuất với Giám đốc xem xét, giải quyết.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.1.3. Phòng Hành chính Quản trị

Tham mƣu cho Giám đốc về công tác Hành chính – Quản trị trong bệnh viện trên các lĩnh vực quản lý, xây dựng kế hoạch, dự toán, định hƣớng phát triển của bệnh viện, cụ thể nhƣ sau:

- Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng trình giám đốc xem xét, quyết định để tổ chức thực hiện.

- Quản lý công tác văn thƣ lƣu trữ, lễ tân của Bệnh viện

- Quản lý tài sản, kho tàng, cung ứng và cấp phát vật tƣ tiêu hao, vật tƣ thông dụng

Lập kế hoạch cung ứng vật tƣ, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đƣợc duyệt, đảm bảo đầy đủ đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý hành chính.

- Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống các công văn giấy tờ đi và đến bệnh viện, hệ thống bảo quản, lƣu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.

- Giám sát các công trình xây dựng, cải tạo, mở rộng và sửa chữa, nâng cấp bệnh viện

- Quản lý giám sát, tổ chức thi công các hạng mục xây dựng, cải tạo, sửa chữa

- Đảm bảo thông tin liên lạc trong và ngoài bệnh viện

- Quản lý các phƣơng tiện đi lại của cán bộ, nhân viên và học viên khi đến bệnh viện làm việc

- Đảm bảo an ninh trật tự toàn bệnh viện

- Quản lý điều hành các phƣơng tiện vận chuyển bằng ô tô trong ngoài bệnh viện

- Quản lý điều hành khu nhà nghỉ dành cho ngƣời nhà bệnh nhân trong bệnh viện

- Quản lý và tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trƣờng trong bệnh viện.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.1.4. phòng Điều dƣỡng

Phòng điều dƣỡng là phòng nghiệp vụ chăm sóc. Có trách nhiệm tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc ngƣời bệnh trong toàn bệnh viện. Phòng điều dƣỡng có nhiệm vụ:

- Tổ chức, chỉ đạo công tác chăm sóc ngƣời bệnh trong toàn bệnh viện. Đôn đốc, kiểm tra y tá điều dƣỡng và hộ lý thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn. Báo cáo ngay các những việc đột xuất, bất thƣờng và đề xuất biện pháp để trình giám đốc bệnh viện giải quyết kịp thời.

- Lập chƣơng trình và tổ chức huấn luyện để nâng cao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và giáo dục y đức cho y tá - điều dƣỡng và hộ lý trong bệnh viện .Kiểm tra tay nghề y tá điều dƣỡng trƣớc khi tuyển dụng và là thành viên của Hội đồng tuyển dụng, Thi đua, Hội đồng kỷ luật và Hội đồng lƣơng của bệnh viện.

- Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và phòng khám. Đánh giá chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh định kỳ, sơ kết, tổng kết, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên theo mẫu quy định.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.1.5. Phòng Tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc và toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán bao gồm:

- Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành, kế hoạch công tác của bệnh viện lập dự toán ngân sách (kinh phí), kế hoạch thu chi bệnh viện. Sau khi trình Giám đốc thônng qua, bảo vệ bản kế hoạch ngân sách trƣớc cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện việc thu ngân sách, cấp phát quản lý tài sản, vật tƣ của bệnh viện theo chế độ quy định. Theo dõi việc thu viện phí nghiên cứu biện pháp chống thất thu.

sách, vật tƣ, tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời.Tổ chức hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện.

- Bảo quản lƣu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể để tổng hợp phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.1.6. Giám đốc trong vai trò quản lý bệnh viện

Giám đốc bệnh viện là ngƣời đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám đốc có vai trò quan trọng trong việc quyết định các hoạt động của bệnh viện theo mục tiêu đã đề ra.

Giám đốc bệnh viện phải điều hành toàn bộ mọi hoạt động trong bệnh viện thông qua việc quản lý các công tác:

+ Hành chính + Kế hoạch + Chuyên môn + Nhân lực

+ Kinh tế tài chính, vật tƣ trang thiết bị + Nghiên cứu khoa học

Giám đốc bệnh viện phải thiết kế một bộ máy quản lý, một hệ thống sử dụng hợp lý nhân lực, vật liệu, tài lực với cơ chế quản lý thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn, nâng cao chất lƣợng điều trị

Là chủ tài khoản trực tiếp quản lý việc sử dụng ngân sách của bệnh viện có hiệu quả, kiểm soát việc thu, chi theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Thƣờng xuyên kiểm tra công tác tài chính kế toán để chống thất thu, chống tham ô, lãng phí.

kế hoạch hoạt động hàng năm để trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch này.

Tổ chức chỉ đạo công tác khám chữa bệnh và thực hiện các quy chế chuyên môn của Bộ Y tế ban hành đặc biệt chú ý thực hiện quy định y đức đối với mỗi thành viên trong bệnh viện.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài theo thẩm quyền và quy định của Nhà nƣớc.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.1.7. Các trƣởng phòng trong công tác quản lý

Trƣởng các phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện về công tác của phòng mình. Căn cứ vào nhiệm vụ của phòng để lập kế hoạch thực hiện, thƣờng xuyên cùng các khoa, phòng giám sát kiểm tra thực hiện quản lý các cán bộ trong phòng.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.1.8. Các trƣởng khoa trong công tác quản lý

Các trƣởng khoa nói chung trong bệnh viện đều làm việc dƣới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện và phải chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về mọi hoạt động của khoa mình cũng nhƣ mọi quyết định của mình.

Trƣởng khoa có các nhiệm vụ chung:

- Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện xây dựng kế hoạch hoạt động của từng khoa để trình giám đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện nhằm mục đích phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho ngƣời bệnh.Tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và thực hiện đúng quy chế chuyên môn của Bộ ban hành.

- Tổ chức thực hiện công tác học tập, nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm công tác nhằm từng bƣớc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mọi

thành viên trong khoa.

- Sơ kết công tác để báo cáo giám đốc theo định kỳ, những diễn biến bất thƣờng, đột xuất phải báo cáo ngay; các khoa khác nhau có thêm nhiệm vụ đặc thù riêng.

(Nguồn: Quy chế Bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế)

3.5.2. Nguồn nhân lực của Bệnh viện

Bảng 3.4: Tổng số cán bộ viên chức (2009 - 2014) Đơn vị: (ngƣời) S TT Chức danh chuyên môn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Bác sỹ 86 87 90 92 92 110 2 Nữ hộ sinh 18 22 25 27 30 30 3 Điều dƣỡng 102 120 125 132 142 142 4 Kỹ thuật viên 30 32 34 35 36 36 5 Dƣợc sỹ 8 10 15 19 19 19 6 Y sỹ 90 98 101 110 116 116 7 Đại học, cao đẳng khác 10 12 19 19 19 21 8 Trung học, CBVC khác 38 39 41 41 41 41 Tổng 382 420 450 475 495 515

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang hàng năm từ năm 2009 đến năm 2014)

Số lƣợng cán bộ, viên chức trong Bệnh viện hàng năm tăng không đều do đƣợc Sở Y tế tuyển dụng và quyết định điều động về công tác tại Bệnh viện. Năm 2010 Bệnh viện tiếp nhận 40 ngƣời, trong đó chỉ có 01 bác sĩ, số còn lại chủ yếu là điều dƣỡng trung học và y sĩ.

Tuổi đời của các cán bộ viên chức trong bệnh viện từ 25 – 58 tuổi, trong đó số lƣợng CBVC tầm 30 – 45 tuổi chiếm 60%.

Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện đa số là ngƣời lớn tuổi. Thuận lợi của Bệnh viện là có đội ngũ cán bộ, viên chức giầu kinh nghiệm nhƣng bên cạnh đó lại trở thành khó khăn cho bệnh viện khi tiếp cận với những kiến thức chuyên sâu và công nghệ mới, cần có những kiến thức nhƣ tin học, tiếng Anh trong khi đó điều kiện để đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức này là rất khó. Bệnh viện cần từng bƣớc trẻ hóa đội ngũ cán bộ để có đƣợc những thế hệ kế cận cho công tác quản lý cũng nhƣ chuyên môn.

3.5.2.1 trình độ chuyên môn

Bảng 3.5: Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn

STT Cơ cấu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 A Cơ cấu bộ phận % % % % % % 1 Lâm sàng 71 73 72 69 69 70 2 Cận Lâm sàng và Dƣợc 14 12 13 16 16 15 3 Quản lý, hành chính 14 15 15 15 15 15

B Cơ cấu chuyên môn Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 1 Bác sỹ/ĐD,HS,KTV 1/2,86 1/3,24 1/3,33 1/3,51 1/3,72 1/3,11 2 Dƣợc sỹ Đại học/ Bác sỹ 1/21,5 1/21,75 1/15 1/15,33 1/15,33 1/22

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang hàng năm từ năm 2009 đến năm 2014)

Tỷ lệ cơ cấu các bộ phận trong khối quản lý, hành chính và cận lâm sàng, Dƣợc thấp hơn so với tỷ lệ tối thiểu trong định mức biên chế từ 3 đến

6%.

Tỷ lệ cán bộ viên chức bộ phận lâm sàng cao hơn so với định mức biên chế từ 4 đến 8%.

Tỷ lệ bác sĩ/điều dƣỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên đến nay đã ngang bằng với định mức biên chế. Tuy nhiên theo thực tế hiện nay, tỷ lệ này còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Tỷ lệ Dƣợc sỹ đại học/ Bác sỹ rất thấp so với quy định của Bộ Y tế. Khó khăn trong việc thiếu nguồn nhân lực chuyên môn là cản trở lớn nhất cho năng lực khám chữa bệnh và điều trị các căn bệnh phức tạp đòi hỏi trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang (Trang 75 - 88)