Công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang (Trang 88 - 90)

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

3.5. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trong

3.5.3. Công tác quản lý tài chính

3.5.3.1 Các nguồn ngân sách

- Ngân sách nhà nƣớc: Hàng năm Quốc hội, Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tƣ, Bộ tài chính quyết định cấp một khoản cho ngân sách y tế, trong đó phần quan trọng dành cho các bệnh viện. Tỷ lệ ngân sách này căn cứ vào sự tăng trƣởng ngân sách nhà nƣớc hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ tăng lên của Ngành y tế, của Bệnh viện vào kế hoạch hàng năm của ngành. Việc cấp phát ngân sách nhà nƣớc cho Bệnh viện là căn cứ theo luật ngân sách, phải có kế hoạch năm, phải có định mức chi cho mỗi loại giƣờng bệnh (bao nhiêu triệu/ giƣờng bệnh/ năm…).

Ngân sách nhà nƣớc cấp cho Bệnh viện đƣợc tính theo định mức biên chế giƣờng nội trú:

NSNN= 420(giƣờng) * Kinh phí định mức/giƣờng bệnh =

420x76.000.000 =31.920.000.000 đ (Nguồn: Nghị quyết số 38/2010/NQ-

HĐND, ngày 11 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang).

Tuy nhiên số tiền trên bị cắt lại 10 % để thực hiện cải cách tiền lƣơng. Đây là khó khăn của Bệnh viện. Bệnh viện cần đề nghị Sở y tế trình UBND tỉnh Hà Giang xem xét điều chỉnh Nghị quyết 38 trên theo hƣởng tăng định mức chi ngân sách/giƣờng bệnh cho phù hợp với điều kiện thị trƣờng hiện nay.

Hàng năm nguồn Ngân sách Nhà nƣớc thƣờng chiếm 5% kinh phí hoạt động của bệnh viện.

- Viện phí: Đây là nguồn thu rất cơ bản và về lâu dài là nguồn thu quyết định của ngân sách Bệnh viện thƣờng chiếm 95% kinh phí hoạt động của bệnh viện.

- Các nguồn khác: Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, liên danh liên kết không đáng kể so với tổng nguồn của Bệnh viện.

- Nguồn thu:

+ Ngân sách nhà nƣớc cấp: bao gồm kinh phí bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); đƣợc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán đƣợc cấp trên có thẩm quyền giao.

Với các khoản chi khác vƣợt mức ngân sách Nhà nƣớc cấp bệnh viện lấy từ nguồn viện phí để bù đắp.

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp: Gồm phần đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nƣớc theo quy định pháp luật; thu từ hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có); Lãi đƣợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng, cho theo quy định pháp luật; Nguồn khác gồm: nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức đơn vị. Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định pháp luật.

- Nội dung chi:

+ Chi thƣờng xuyên gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ.

+ Chi không thƣờng xuyên gồm: chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Chi thực hiện chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ viên chức; Chi thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia;…

Với nguồn thu còn hạn hẹp, nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp còn thấp trong khi chi phí cao do các đầu vào nhƣ thuốc men, trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Do vậy các khoản chi cũng cần phải thu hẹp. Vì thế Bệnh viện cần có những kế hoạch chi tiêu hợp lý đồng thời có những phƣơng án đổi mới công tác khám chữa bệnh để thu hút bệnh nhân giảm tình trạng vƣợt tuyến để tăng thu cho Bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)