3.1.2.1. Mục tiêu
Cùng với mục tiêu chung của ngành là: “Đổi mới toàn diện về cơ chế Chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng vận hành hệ thống thông tin tài chính tích hợp (TABMIS) nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020”.[11]
Với mục tiêu chung đó, KBNN Ninh Bình cần phải thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Một là, Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và các hoạt động kinh tế khác. Đảm bảo tất cả các khoản chi của ngân sách đều đƣợc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trƣớc khi tiền ngân sách ra khỏi hệ thống KBNN. Mặt khác, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi cũng phải phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính trong quản lý chi và phù hợp với các loại hình đơn vị theo tiến trình phát triển của xã hội.
Hai là, Đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn NSNN trên địa bàn tỉnh, loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng nâng cao hiệu quả các hoạt động và lành mạnh nền tài chính...
Ba là, Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền các cấp trong việc quản lý và điều hành NSNN. Cần làm rõ và nâng cao trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo sử dụng nguồn vốn NSNN đúng
mục đích, hiệu quả...
Bốn là, Quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, tạo thuận lợi cho ngƣời kiểm tra và ngƣời đƣợc kiểm tra; đồng thời, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý đã đặt ra.
3.1.2.2. Định hướng
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu trên, công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Ninh Bình nói riêng trong thời gian tới cần đƣợc hoàn thiện theo những định hƣớng cơ bản sau:
Thứ nhất, Hoàn thiện phƣơng thức cấp phát NSNN theo dự toán từ KBNN theo Luật NSNN, đảm bảo mọi khoản chi của NSNN đều đƣợc cấp phát trực tiếp từ KBNN.
Từng bƣớc triển khai thực hiện quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chƣơng trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hƣớng phân cấp và gắn liền với định hƣớng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và các đơn vị chi tiêu ngân sách trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của chi NSNN.
Thứ hai, Tăng cƣờng vai trò của KBNN trong quản lý NSNN, đặc biệt là quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN nhằm thực hiện tiết kiệm, hiệu quả và chống lãng phí.
KBNN cần sớm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lƣợng hoạt động với tƣ cách là cơ quan quản lý điều hành ngân quỹ quốc gia, là tổng kế toán nhà nƣớc. Đồng thời hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phƣơng tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ quốc gia. Từ đó đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho công tác quản lý quỹ NSNN của các cấp chính
Thứ ba, Quản lý hiệu quả vốn NSNN phải đi đôi với cải cách hành chính, thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành NSNN.
Quy trình thủ tục kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho ngƣời kiểm soát, ngƣời đƣợc kiểm soát và phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nƣớc. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi ngân sách phải đạt đƣợc mục tiêu cấp đúng đối tƣợng, đúng tiêu chuẩn, định mức, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng NSNN.
Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi NSNN từ nguồn vốn trong nƣớc, nguồn vốn nƣớc ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nƣớc.
Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.
Thứ tư, Phát huy cao độ quyền hạn, trách nhiệm và tính sáng tạo của KBNN địa phƣơng trong quản lý NSNN một cách toàn diện.