Hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN và chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở kho bạc tỉnh ninh bình chính trị (Trang 95 - 99)

3.2. Giải pháp tăng cƣờng kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua

3.2.1. Hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN và chất lượng

soát chi đối với các đơn vị

3.2.1.1. Đối với kiểm soát chi thường xuyên theo dự toán

Luật NSNN (sửa đổi) đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2004 đến nay đối với các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN đã vận hành tƣơng đối hoàn chỉnh trong cả 4 cấp NSNN trên địa bàn tỉnh. Song, hiện nay việc áp dụng phƣơng thức cấp phát theo hình thức rút dự toán tại KBNN vẫn còn gặp phải những hạn chế, đó là: cơ chế kiểm soát, thanh toán theo dự toán tại KBNN vẫn còn gặp khó khăn đối với cơ quan thực hiện khoán chi hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị ngân sách xã, chi kinh phí uỷ quyền đó là về dự toán,

về chế độ, tiêu chuẩn, định mức,.. Để hạn chế những khó khăn, vƣớng mắc trên và áp dụng có hiệu quả phƣơng thức cấp phát này, cần hoàn thiện theo các nội dung chính sau:

- Tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản nhà nƣớc về chi NSNN; ban hành các quy định về quy trình kiểm soát chi phù hợp, đáp ứng với tình hình thực tế của xã hội và từng địa phƣơng. Ban hành các quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chi ngân sách theo dự toán đƣợc duyệt đối với kinh phí uỷ quyền, các khoản chi cho các chƣơng trình khoa học, chi ngân sách xã, phƣờng, thị trấn... vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách vừa đảm bảo quản lý ngân sách một cách chặt chẽ, hiệu quả.

- Phân định rõ thẩm quyền, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách. Cụ thể: Sở Tài chính, phòng kế hoạch - tài chính các huyện có trách nhiệm xây dựng dự toán, giám sát, kiểm tra việc chấp hành dự toán của các đơn vị thụ hƣởng, chủ động bố trí nguồn đáp ứng các nhu cầu chi của các đơn vị đƣợc kịp thời, đầy đủ và chính xác; KBNN tỉnh và các KBNN huyện, thị thực hiện kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thanh toán kịp thời, chính xác và đầy đủ cho các đơn vị thụ hƣởng, đảm bảo các khoản chi phải có đủ các điều kiện chi theo quy định; các đơn vị thụ hƣởng ngân sách thực hiện chi tiêu NSNN theo đúng dự toán đƣợc giao, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Cần có quy chế bắt buộc đối với các cơ quan chủ quản trong quá trình giao dự toán cho đơn vị cấp dƣới phải đảm bảo công khai, minh bạch. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thực tế cho thấy, các đơn vị chủ quản cấp trên khi xét duyệt dự toán của đơn vị cấp dƣới gửi lên thƣờng không đảm bảo chặt chẽ các tiêu thức, vẫn còn tình trạng buông lỏng. Nhiều khoản chi không gắn với nhiệm vụ chi của đơn vị dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh hoặc đơn

đƣợc cấp đó, nhƣ các khoản chi hội nghị, chi tiếp khách, chi sửa chữa tài sản cố định, vật tƣ văn phòng...

3.2.1.2. Đối với hoạt động kiểm soát chi các cơ quan, đơn vị khoán

- Tăng cƣờng khâu thẩm tra, thẩm định phƣơng án khoán chi của các cơ quan, đơn vị đảm bảo kinh phí khoán vừa phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế, vừa kích thích đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Nhà nƣớc cần ban hành cũng nhƣ sửa đổi bổ sung kịp thời các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu làm căn cứ cho việc xác định mức khoán chi của các đơn vị; tăng cƣờng công tác thẩm tra, thẩm định để xác định mức độ tiết kiệm hay lãng phí của việc sử dụng kinh phí trong những năm trƣớc là cơ sở cho việc xây dựng hệ số điều chỉnh tăng, hoặc giảm đối với kinh phí khoán; quy định cụ thể và thống nhất hệ số điều chỉnh sao cho phù hợp với từng loại hình cơ quan; thƣờng xuyên rà soát, phân loại, sắp xếp nhằm xác định số lao động cần thiết trong từng khâu công việc cụ thể để từ đó xác định chính xác số biên chế khoán chi cho từng cơ quan, đơn vị.

- Phân định vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị thực hiện khoán chi trong các khâu. Đơn vị thực hiện khoán tự rà soát xác định lại nhu cầu lao động phù hợp và thủ trƣởng đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khoản chi tiêu của đơn vị mình; Cơ quan Kho bạc thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đề nghị của chủ tài khoản và các điều kiện chi theo quy định.

- Việc cấp phát, thanh toán của KBNN phải có đầy đủ các điều kiện đƣợc quy định đối với từng loại hình, cụ thể nhƣ sau:

Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính, bao gồm các điều kiện sau:

+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đơn vị thực hiện khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính và nguồn kinh phí đƣợc giao

+ Dự toán chi của đơn vị đã đƣợc duyệt trong phạm vi kinh phí đƣợc khoán.

+ Có đủ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến từng khoản chi nhƣ: Đối với các khoản chi lƣơng và phụ cấp lƣơng là bản đăng ký biên chế, quỹ lƣơng đƣợc cơ quan có thẩm quyền duyệt; phƣơng án chi trả tiền lƣơng của đơn vị; danh sách cán bộ hƣởng lƣơng; bản tăng giảm biên chế. Đối với những khoản mua sắm vật tƣ, trang thiết bị phƣơng tiện, sửa chữa nhỏ thì hồ sơ bao gồm dự toán mua sắm, sửa chữa nhỏ đƣợc duyệt; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với trƣờng hợp phải tổ chức đấu thầu); hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ; phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và các hồ sơ, chứng từ có liên quan khác. Đối với các khoản chi thƣờng xuyên khác là bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền,...

Đối với đơn vị thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các điều kiện nhƣ sau:

+ Đã có trong dự toán đƣợc cơ quan có thẩm quyền phân bổ: đối với năm đầu tiên đơn vị phân bổ dự toán đã đƣợc Bộ chủ quản duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp trung ƣơng), Chủ tịch UBND các cấp duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp địa phƣơng) chi tiết theo mục lục NSNN. Đối với các khoản chi hoạt động thƣờng xuyên, nếu đầu năm đơn vị chƣa có dự toán đƣợc duyệt, thì trên cơ sở đề nghị của đơn vị, Kho bạc chi tạm ứng cho đơn vị bình quân bằng 1 tháng chi hoạt động thƣờng xuyên của năm trƣớc đó.

+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định: đối với những khoản chi phải tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, chế độ chung của Nhà nƣớc thì mức chi không đƣợc vƣợt quá tiêu chuẩn định mức đã quy định; đối với các khoản chi phí quản lý hành chính, chi hoạt động thƣờng xuyên, chi lƣơng và các khoản chi khác thì mức chi do thủ trƣởng đơn

chế chi tiêu nội bộ và quy chế trả lƣơng của đơn vị đã đƣợc hội nghị cán bộ công chức cơ quan quyết định.

+ Đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời uỷ quyền chuẩn chi. + Tài khoản của đơn vị còn đủ số dƣ.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết toán chi NSNN của cơ quan Kho bạc và cơ quan Tài chính, mặt khác tạo tính chủ động cho đơn vị thực hiện khoán chi trong việc sử dụng kinh phí khoán, thì cơ quan tài chính cấp kinh phí khoán cho đơn vị vào mục chi khác. Khi có nhu cầu chi, đơn vị lâp giấy rút dự toán kèm theo bảng kê chi tiết theo Mục lục NSNN (đối với các khoản chi đã xác định đƣợc nội dung chi) làm căn cứ cho Kho bạc hạch toán chi NSNN. Đối với những khoản chi chƣa xác định đƣợc nội dung chi, đơn vị chỉ lập giấy rút dự toán, khi cấp phát cho đơn vị, Kho bạc tạm cấp vào mục chi khác.

- Đối với các Bộ, cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng thuộc cấp quản lý, phải thƣờng xuyên kiểm tra, hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện tại các đơn vị. Về phía đơn vị xây dựng phƣơng án thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả làm căn cứ kiểm tra, giám sát chi tiêu. Các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong việc sử dụng biên chế, kinh phí đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và pháp luật về công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đƣợc giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở kho bạc tỉnh ninh bình chính trị (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)