3.3. Kiến nghị với cấp trên và các ban ngành liên quan
3.3.1. Kiến nghị các cơ quan nhà nước Trung ương
Thứ nhất, Bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và Thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn và đổi mới của Việt Nam.
Luật NSNN từ khi thực hiện đã đi vào cuộc sống và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, tăng tích luỹ để thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng XHCN, tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đặc biệt quy trình, phƣơng thức, thủ tục hành chính trong việc lập, chấp hành ngân sách đã đƣợc cải tiến mạnh mẽ (nổi bật là việc thực hiện phƣơng thức rút dự toán tại KBNN, thay cho cấp phát bằng hạn mức kinh phí nhƣ trƣớc đây)....
Tuy nhiên, hoạt động của NSNN cũng nhƣ cơ chế quản lý, điều hành NSNN cũng còn bộc lộ một số hạn chế: Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ƣơng với ngân sách địa phƣơng, giữa các cấp ngân sách địa phƣơng còn có điểm chƣa phù hợp thực tế; Căn cứ xây dựng dự toán NSNN hằng năm còn chƣa đầy đủ, chƣa gắn kết chặt chẽ với kế hoạch tài
chính - NSNN 5 năm, kế hoạch đầu tƣ 5 năm; chƣa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; Quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình về quản lý và sử dụng NSNN còn chƣa hợp lý; Một số quy định về công tác chấp hành, quyết toán ngân sách, thanh tra, kiểm toán còn chƣa hợp lý, chƣa đầy đủ; kỷ luật về ngân sách chƣa nghiêm; chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay... Vì vậy, cần bổ sung sửa đổi Luật để phù hợp với thực tiễn và Hiến pháp năm 2013 đã đƣợc Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 18/11/2013, đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc tập trung vào các nhóm vấn đề sau:
+ Những quy định có tính nguyên tắc để quản lý NSNN thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, cân đối tích cực trong phạm vi an toàn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và từng bƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế về lĩnh vực NSNN.
+ Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của Quốc hội và HĐND các cấp; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ƣơng trong lĩnh vực NSNN; tăng tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
+ Làm rõ mối quan hệ giữa ngân sách các cấp; đẩy mạnh phân cấp cho địa phƣơng để chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, đi đôi với việc tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực NSNN.
+ Nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng tài chính, tăng cƣờng công khai, minh bạch và đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực NSNN.
Thứ hai, Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc, Bộ Tài chính giao; đồng thời, triển khai hoàn thành đƣợc mục tiêu theo Chiến lƣợc phát triển KBNN theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007
của Thủ tƣớng Chính phủ là: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nước; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”, đề nghị Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định mới về chức năng, nhiệm vụ của KBNN cho phù hợp để thay thế Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009, theo đó tổ chức bộ máy KBNN cơ bản đƣợc cải cách, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hoá, đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp, coi đây là khâu đột phá quan trọng để huy động nguồn lực xã hội cùng với tăng nguồn lực từ Nhà nƣớc, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao... và là tiền đề để cải cách tiền lƣơng.