Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở kho bạc tỉnh ninh bình chính trị (Trang 117 - 119)

3.3. Kiến nghị với cấp trên và các ban ngành liên quan

3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

- Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hƣớng thống nhất quy trình đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ; hiện đại hóa công nghệ thông tin, hoàn thiện và thực hiện kiểm soát chi một cửa và xây dựng quy trình chuẩn ISO để áp dụng thống nhất trong đơn vị. Trƣớc tiên, cần sửa đổi Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN cho phù hợp với quy định tại Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính (về thời gian và hồ sơ kiểm soát chi).

Thực hiện kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN theo kết quả đầu ra: Quản lý, kiểm soát ngân sách theo kết quả đầu ra là một phƣơng thức quản lý chi tiêu công mới dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tƣ sang khu vực công. Đây là một phƣơng thức cấp phát NSNN tiên tiến, mới đƣợc áp dụng ở một số nƣớc, hoặc một số khoản chi đặc biệt.

- Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro.

- Từng bƣớc xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình thủ tục kiểm soát chi điện tử, tiến tới triển khai thực hiện các dịch vụ công qua mạng, thanh toán điện tử, tạo thuận lợi cho chủ đầu tƣ.

- Hoàn thiện cơ chế thanh toán không sử dụng tiền mặt đối với chi NSNN; đƣa dần công tác thanh toán tiền mặt cho hệ thống Ngân hàng thƣơng mại đảm nhận. Mọi hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khu vực công sẽ diễn ra thông qua tài khoản ngân hàng. Nếu đơn vị giao dịch đề nghị chi tiền mặt, thì KBNN sẽ cấp séc tới Ngân hàng lĩnh tiền (Thực hiện Kho bạc nhƣng không có bạc).

- Tập trung hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển Chiến lƣợc phát triển KBNN. Lấy công nghệ thông tin là đòn bẩy để phát triển, chú trọng nâng cao trình độ cán bộ thông qua công tác điều động, luân chuyển, bồi dƣỡng, đào tạo, đảm bảo công tác cán bộ cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ. Nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kiểm soát chi; đồng thời, chú trọng đến đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra. Triển khai thực hiện nghiêm Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nƣớc. Khẩn trƣơng xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ cơ sở

pháp lý cho hoạt động thanh tra chuyên ngành KBNN (gồm Quy chế hoạt động; Quy trình thực hiện; các điều kiện về con ngƣời, vật chất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở kho bạc tỉnh ninh bình chính trị (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)