7. Kết cấu của luận văn:
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Kết quả
Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nƣớc bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động
thƣơng mại, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm sức khỏe của nhân nhân. Cụ thể hệ thống pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt đƣợc một số thành tựu nổi bật nhƣ sau:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo VSATTP đã tƣơng đối toàn diện và phong phú, bao gồm các lĩnh vực, nhƣ: an toàn sức khoẻ cộng đồng; quy định về kiểm dịch động, thực vật; hệ thống quy định về kinh doanh xuất, nhập khẩu thực phẩm; các văn bản luật, pháp lệnh… và hàng loạt các văn bản dƣới luật. Từ đó, tạo hành lang pháp lý cho công tác VSATTP đảm bảo cho sức khỏe của ngƣời dân.
- Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc tiếp cận theo hƣớng mới, chuyển từ phƣơng thức quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm (dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố áp dụng); từ quản lý theo công đoạn sang quản lý theo quá trình, chuỗi cung cấp thực phẩm.
- Xây dựng đƣợc một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm, cũng nhƣ kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm .
- Về mặt hình thức pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát vệ
sinh an toàn thực phẩm ngày càng đƣợc nâng cao về hiệu lực pháp lý. Trƣớc đây, để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, các văn bản pháp luật đƣợc các cơ quan chức năng ban hành dƣới hình thức nhƣ quyết định, thông tƣ, chỉ thị…, đến nay, Luật An toàn thực phẩm đã đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, ngày 17-6-2010 và có hiệu lực từ ngày 01-7-2011, đánh dấu một bƣớc phát triển của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ng. Bên cạnh đó, các phƣơng thức quản lý đối với hàng hóa là thực phẩm còn đƣợc điều chỉnh theo Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thủy sản, Luật Thƣơng mại, Luật Cạnh tranh,...
- Về nội dung, các quy định kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tiến bộ, bao quát và đầy đủ hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.
- Pháp luật về an toàn thực phẩm đã có bƣớc tiến vƣợt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành về việc quản lý an toàn thực phẩm trên thị trƣờng, tránh đƣợc sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành.
- Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm là tiền đề hình thành và kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, tạo thuận lợi để phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm cũng đƣợc quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian gần đây.
2.3.2. Hạn chế, tồn tại
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng, đất nƣớc chúng ta đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu vô cùng to lớn cả về kinh tế, chính trị và vị trí trên trƣờng quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện luật pháp cho rất nhiều lĩnh vực để vừa đảm bảo tính dân tộc và hội nhập, phát triển. An toàn thực phẩm là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, vì thế hệ thống luật pháp cũng mới đƣợc hình thành và đang trong giai đoạn xây dựng tích cực nên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, vƣớng mắc, là:
- Chƣa đồng bộ, còn thiếu nhiều và chồng chéo hoặc chƣa phù hợp với thực tiễn. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh.
- Thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chƣa phù hợp với nhiều loại hình hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai.
- Thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm thực phẩm, nhiều tiêu chuẩn quy chuẩn chƣa phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Hệ thống quản lý chuyên ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế. Năng lực hệ thống kiểm nghiệm CLVSATTP còn rất hạn chế.
- Đầu tƣ cho công tác quản lý an toàn thực phẩm còn rất thấp so với yêu cầu thực tế và các nƣớc trong khu vực.
- Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trƣờng rất hạn chế, rất khó triển khai và duy trì các quy trình công nghệ quản lý chất lƣợng VSATTP tiên tiến trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân phối...
- Nhận thức, thực hành VSATTP của doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng còn thấp, còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt, canh tác lạc hậu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
2.3.3. Nguyên nhân
Những hạn chế, bất cập của quản lý nhà nƣớc đối với an toàn vệ sinh thực phẩm trong hời gian qua là do những nguyên nhân sau:
- Việc ban hành các văn bản dƣới luật của các cơ quan quản lý còn chậm trễ, gây khó khăn cho công tác thực thi.
- Do văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành theo nhiều hệ thống luật khác nhau nhƣ thƣơng mại, kiểm dịch động, thực vật, vệ sinh thực phẩm, chất lƣợng hàng hoá, tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm, sở hữu công nghiệp... với số lƣợng văn bản rất lớn, trong khi nguồn lực để rà soát hệ thống pháp luật hiện hành còn hạn chế nên tính thống nhất trong một số quy định pháp luật còn chƣa bảo đảm.
- Chƣa có chiến lƣợc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dài hạn nên vẫn còn tình trạng văn bản ban hành để giải quyết các vấn đề trƣớc mắt, trong khi các vấn đề cơ bản của công tác quản lý lại chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu sâu để có lộ trình giải quyết.
- Thực phẩm liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành, do vậy có tình trạng “cát cứ”, lĩnh vực của bộ nào thì bộ đó quản lý, ít quan tâm đến tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý thực phẩm; sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề “xung đột” lại né tránh, không quy định cụ thể nên việc thực
hiện pháp luật gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do lợi ích cục bộ nên một số quy định không bảo đảm tính khách quan.
- Nhận thức trách nhiệm về tầm quan trọng của công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại của một số cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nƣớc còn chƣa đầy đủ nên thiếu sự chỉ đạo kiên quyết và sát sao.
- Bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chƣa hoàn thiện; việc phân công trách nhiệm chồng chéo, bên cạnh đó, năng lực quản lý hạn chế, công tác kiểm soát chậm đổi mới; chậm triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm . Ngoài ra, việc xử phạt chƣa kiên quyết, chƣa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Năng lực của cán bộ yếu, dẫn đến tình trạng thụ động áp dụng pháp luật mà ít có những đóng góp phản hồi nhằm hoàn thiện pháp luật.
- Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động xây dựng pháp luật về an toàn thực phẩm còn thấp.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chƣa đƣợc chú trọng đúng mức nên có tình trạng cán bộ, công chức thực thi pháp luật nhƣng không biết có văn bản mới để triển khai thực hiện.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
3.1.1. Quan điểm
- An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng động, về bảo vệ môi trƣờng và cũng là vấn đề có ảnh hƣởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta thƣờng xuyên chỉ đạo và đƣa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 03 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW, Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm là những văn bản quan trọng, tiêu biểu của Đảng và Nhà nƣớc để chỉ đạo, đƣa ra những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác an toàn thực phẩm trong toàn xã hội.
- Đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm ATTP đối với sức khoẻ nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con ngƣời Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân (BV, CS & NCSKND), Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tƣ các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều yếu kém, trong đó có "Công
tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khoẻ đã có đổi mới bƣớc đầu, song chƣa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm". Nguyên nhân chính của các yếu kém đó là do "Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhƣng chậm đƣợc sửa đổi hoặc bổ sung. Một bộ phận nhân dân chƣa hình thành đƣợc ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ". Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp BV, CS & NCSKND nói chung và lĩnh vực ATTP nói riêng, một trong những nhiệm vụ đó là "Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm" và "Tăng cƣờng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm”
- Đầu tƣ cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là đầu tƣ phát triển, là đầu tƣ có hiệu quả, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nƣớc, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội trực tiếp và gián tiếp.
- Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, trong đó trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này đóng một vai trò then chốt. Do đó, hoàn thiện và tăng cƣờng đủ mạnh đối với hệ thống quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm.
3.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chung
Xây dựng các quy hoạch tổng thể về ATTP từ sản xuất đến tiêu dùng đƣợc triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nƣớc ta. Đến năm 2020, về cơ bản, việc kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm đƣợc thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi ngƣời tiêu dùng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc.
Thứ nhất: Nâng cao kiến thức hiểu biết và thực hành về an toàn thực phẩm của các nhóm đối tƣợng
Chỉ tiêu:
- Ngƣời sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 90% vào năm 2020
- Ngƣời quản lý có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 100% vào năm 2015 và duy trì
- Ngƣời tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 90% vào năm 2020
Thứ hai: Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính và
các bệnh truyền qua thực phẩm Chỉ tiêu:
Giảm 20% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính đƣợc ghi nhận ≥ 30 ngƣời mắc vào năm 2015 và 30-35% vào năm 2020 so với năm 2010.
Thứ ba: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ
sở sản xuất, chế biến thực phẩm Chỉ tiêu:
- Đến năm 2020, 90% tỉnh, thành phố phê duyệt và triển khai quy hoạch và đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tƣợng rau, chè, thịt và thủy sản tiêu thụ nội địa).
- Đến năm 2020, 60% cơ sở trồng trọt áp dụng VietGAP, 10% cơ sở chăn nuôi áp dụng VietGAP; 10% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện kiểm soát chất lƣợng, VSATTP.
- Đến năm 2020, 60-70% cơ sở nuôi/vùng nuôi thâm canh, 20% cơ sở nuôi/vùng nuôi quảng canh đƣợc công nhận BMP/GaqP/CoC. 100% vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lƣợng hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp; 50-60% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng ViệtGAP.
- Đến năm 2020, 80% vùng nuôi nhỏ lẻ đƣợc giám sát dƣ lƣợng hóa chất độc hại.
- Đến năm 2020, Tỉ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô công nghiệp, tập trung đƣợc cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt đạt 100%.
- Đến năm 2020, tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lƣợng an toàn thực phẩm (GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000…) tăng 60% đến năm 2020 so với năm 2010.
- Đến năm 2020, tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ lẻ áp dụng hệ thống đảm bảo chất lƣợng an toàn thực phẩm (GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000…) tăng 40% đến năm 2020 so với năm 2010.
- Đến năm 2020, 80% cảng cá, tàu cá từ 90CV trở lên, cơ sở sản xuất nƣớc đá độc lập phục vụ chế biến thủy sản cơ sở thu mua nguyên liệu.
Thứ tư: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ
sở kinh doanh thực phẩm Chỉ tiêu:
- Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể đƣợc cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt 50% vào năm 2020.
- Tỉ lệ siêu thị đƣợc kiểm soát an toàn thực phẩm đạt trên 70% vào năm 2020.
- Tỉ lệ chợ đƣợc quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ cóc) đạt trên 70% vào năm 2020.
Thứ năm: Tăng cƣờng năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm