Khung chính sách QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 53 - 60)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2. Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long

2.2.1. Khung chính sách QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Khung chính sách quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc xây dựng nhƣ sau:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quận Long Biên là thực hiện quản lý nhà nƣớc về VSATTP, quận đã xây dựng các văn bản quản lý nhằm tạo

hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ từ quận đến các phƣờng để thực hiện quản lý hoạt động về VSATTP đạt kết quả đã đặt ra.

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP quận Long Biên thực hiện thống nhất với các văn bản Luật, dƣới luật về VSATTP chung cho cả nƣớc.

Hiện tại quận Long Biên đang thực hiện theo văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực VSATTP là Luật ATTP năm 2010.

Sau khi Luật An toàn thực phẩm đƣợc thông qua, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều luật. Nhiều giải pháp về an toàn thực phẩm đƣợc triển khai trên toàn quốc. Năm 2012 Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc an toàn thực phẩm từ 2011 đến 2020 tầm nhìn tới 2030 của Bộ y tế. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ trung ƣơng đến các tỉnh thành phố, quận, huyện, xã, phƣờng đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đôi khi còn chƣa kịp thời. Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng còn chƣa tốt. Nhiều chính quyền địa phƣơng coi công tác quản lý an toàn thực phẩm là trách nhiệm của riêng ngành y tế nên công tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan chƣa quyết liệt. Đầu tƣ kinh phí từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm.

Chỉ thị nêu rõ: An toàn thực phẩm là vấn đề ảnh hƣởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời, đƣợc xã hội quan tâm. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm. Từ khi có Luật An toàn thực phẩm năm 2010, các bộ, ngành đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục đƣợc tình trạng cắt lát, chồng chéo.

về tăng cƣờng quản lý hoạt động kinh doanh ăn uống.

- Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 9/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội về phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

UBND quận Long Biên đã cụ thể hóa mục tiêu và quy định về quản lý VSATTP trên địa bàn quận bằng văn bản, kế hoạch cụ thể. Các văn bản và kế hoạch này đƣợc ban hành những năm gần đây nên đều có giá trị hiệu lực và đã góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý VSATTP trên địa bàn quận.

Cụ thể các văn bản và kế hoạch trên địa bàn quận nhƣ sau:

- Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 12/01/2016 của UBND quận Long Biên về công tác an toàn thực phẩm .

- Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 31/3/2016 của UBND quận Long Biên, tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 13/5/2016 của UBND quận Long Biên về tăng cƣờng quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đƣờng phố trên địa bàn quận

- Kế hoạch số 06/KHLT/UBND-UBMTTQ ngày 15/8/2016 của UBND

– UBMTTQ quận Long Biên, kế hoạch liên tịch thực hiện chƣơng trình phối hợp tuyên truyền, vận động và giám sát đảm bảo ATTP giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 22/03/2016 của UBND quận Long Biên về việc kiện toàn Đoàn thẩm định cơ sở đủ điều kiện ATTP lĩnh vực y tế

- Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 18/02/2016 của UBND quận Long Biên về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận Long Biên.

- Quyết định số 3237/QĐ-UBND ngày 27/05/2016 và Quyết định số 6017/QĐ-UBND ngày 24/8/2026 của UBND quận Long Biên về việc kiện toàn Ban chỉ đạo ATTP quận Long Biên.

Long Biên, quyết định Ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo ATTP quận Long Biên

- Công văn số 899/UBND-YT ngày 2/6/2016 của UBND quận Long Biên về việc kiện toàn Ban chỉ đạo ATTP tại các phƣờng theo Chỉ thị 13/CT- TTg

- Công văn số 1310/UBND-YT ngày 26/7/2016 của UBND quận Long Biên về hậu kiểm cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp quận quản lý.

2.2.2. Tổ chức bộ máy QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm quận

Phòng Y tế quận Long Biên

Là cơ quan tham mƣu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về VSATTP, có các nhiệm vụ sau:

Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên và đặc điểm tình hình của địa phƣơng, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp UBND quận xây dựng kế hoạch bảo đảm VSATTP, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm, đặc biệt trong các đợt cao điểm, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, các quy định về ATTP trên địa bàn quận.

Tham mƣu giúp UBND quận trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện ATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý.

BCĐ Liên ngành về VSATTP quận BCĐ Liên ngành về VSATTP phƣờng Phòng Y tế UBND phƣờng Trung tâm Y tế quận Trạm Y tế

Tham mƣu giúp UBND quận cấp giấy chứng nhận hoặc ủy quyền cho Trung tâm y tế quận cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sau:

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng cấp huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh

+ Bếp ăn tập thể, căng tin của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở chế biến suất ăn sẵn do cơ quan chức năng cấp quận cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy phép hoạt động.

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căng tin không thuộc mục trên nhƣng có quy mô kinh doanh từ 100 - 200 suất ăn, các bếp ăn tập thể của các trƣờng học: trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học, trƣờng THCS và trƣờng THPT trên địa bàn;

+ Các cửa hàng ăn, quầy kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín;

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong các khu du lịch, lễ hội, hội nghị, chợ, bệnh viện ... do cấp quận tổ chức và quản lý;

Tham mƣu cho UBND quận xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về chất lƣợng ATTP cho các nhóm đối tƣợng trên địa bàn thuộc phân cấp quản lý.

Trung tâm Y tế quận

Trung tâm Y tế quận là cơ quan chuyên môn kỹ thuật, giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế, giúp UBND quận thực hiện các nhiệm vụ sau:

Truyền thông, hƣớng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, phổ biến kiến thức về VSATTP cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về VSATTP trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đặc biệt là hệ thống phát thanh truyền hình địa phƣơng;

Tập huấn, cấp giấy xác nhận đã đƣợc tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP cho chủ cơ sở và các cá nhân trực tiếp tham gia chế biến, vận chuyển, phục vụ ...

của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp quận quản lý.

Thực hiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý trên địa bàn quận (khi đƣợc UBND quận ủy quyền);

Tổ chức thực hiện công tác kiểm nghiệm VSATTP theo Thông tƣ số 13/2011/TT- BYT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn phân tuyến các nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng VSATTP trong ngành y tế.

Tổ chức kiểm tra, hƣớng dẫn các cơ sở sản xuât, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực hiện giám sát phát hiện nguy cơ về VSATTP; Chủ động điều tra nguyên nhân và triển khai các biện pháp phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm đối với tất cả các cơ sở thực phẩm trên địa bàn quận.

Chỉ đạo và hƣớng dẫn trạm y tế phƣờng và đội ngũ cộng tác viên về đảm bảo VSATTP. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo: Báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tổng hợp định kỳ công tác đảm bảo VSATTP và NĐTP trên địa bàn về Chi cục VSATTP theo quy định.

Trạm Y tế phường, thị trấn (gọi chung là Trạm Y tế phƣờng)

Trạm Y tế phƣờng là cơ quan Thƣờng trực Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp phƣờng, là cơ quan chuyên môn giúp UBND phƣờng thực hiện quản lý nhà nƣớc về VSATTP trên địa bàn phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là phƣờng) thực hiện các công việc sau đây:

Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên cũng nhƣ tình hình đặc điểm của địa phƣơng, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, giúp UBND phƣờng xây dựng kế hoạch bảo đảm VSATTP và triển khai thực hiện tại địa bàn, giám sát, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng quý, hàng năm.

Chủ trì triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn;

cộng đồng. Đặc biệt là duy trì truyền thông, phổ biến kiến thức về VSATTP trên hệ thống phát thanh của phƣờng.

Phối hợp với công an phƣờng, cơ quan, tổ chức đoàn thể theo sự chỉ đạo của UBND phƣờng, tổ chức kiểm tra việc bảo đảm VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn đƣờng phố, bán hàng rong do phƣờng quản lý, đặc biệt là dịch vụ ăn uống trong các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do phƣờng tổ chức và quản lý.

Thẩm định các điều kiện bảo đảm VSATTP và trình Chủ tịch UBND phƣờng cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở:

+ Các cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố trên địa bàn quản lý

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do phƣờng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căng tin không thuộc mục trên nhƣng có quy mô kinh doanh dƣới 100 suất ăn

Tổ chức kiểm nghiệm VSATTP bằng test nhanh. Lấy mẫu thực phẩm gửi lên tuyến trên để kiểm nghiệm khi cần thiết.

Hàng năm theo kế hoạch, tham mƣu cho UBND phƣờng tổ chức thực hiện công tác đảm bảo VSATTP trong các đợt cao điểm( Tháng hành động vì chất lƣợng VSATTP, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...) trong toàn phƣờng; phát động chiến dịch truyền thông, tổ chức thanh tra kiểm tra liên ngành, chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả về TTYT quận.

Giám sát, phát hiện kịp thời và báo cáo lên tuyến trên tình trạng ô nhiễm thực phẩm, các trƣờng hợp bị ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm, giúp tuyến trên điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm;

Chỉ đạo, hƣớng dẫn y tế thôn, cộng tác viên ATTP về công tác đảm bảo VSATTP; Xây dựng các mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi phong tục tập quán lạc hậu phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm gắn với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng và quản lý đô thị;

Cộng tác viên ATTP: Hỗ trợ công tác tuyên truyền về VSATTP, khai báo và hỗ trợ điều tra trong trƣờng hợp xảy ra NĐTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)