Đẩy mạnh thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.3.Đẩy mạnh thủ tục hành chính

2.2. Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long

2.2.3.Đẩy mạnh thủ tục hành chính

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép đảm bảo ATTP cho các các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên địa bàn quận Long Biên.

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, UBND quận chỉ đạo các phòng nghiệp vụ nhƣ phòng công thƣơng, phòng y tế phối hợp với Trung tâm y tế quận giúp đỡ và cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo VSATTP một cách nhanh nhất đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ăn uống không bị ngừng trệ.

- UBND quận phối hợp chặt chẽ với các phƣờng trong việc cung ứng các dịch vụ công nói chung và các dịch vụ công trong công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn, hàng ngày cán bộ, công chức quận và phƣờng thƣờng xuyên cập nhật những thông tin về VSATTP để cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và ngƣời dân đƣợc biết và ngƣời tiêu dùng nhận biết đƣợc những thực phẩm nào là an toàn.

- Các thủ tục ở quận cũng nhƣ ở phƣờng phải đƣợc công khai để ngƣời dân và doanh nghiệp biết và tham gia.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, cũng nhƣ phòng một cửa, phòng y tế, trung tâm y tế quận luôn hòa nhã và hƣớng đến chế độ phục vụ dân, tránh tình trạng cửa quyền, sách nhiễu ngƣời dân và doanh nghiệp trong thực hiện công tác đảm bảo VSATTP

2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thông vào các dịp cao điểm nhƣ Tết nguyên đán, Tháng hành động vì chất lƣợng VSATTP, tết Trung thu, thì hình thức tổ chức phát thanh truyền hình theo chuyên đề và hệ thống phát thanh xã đƣợc tổ chức thƣờng kỳ, đều đặn. Hàng năm, tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp quy định về điều kiện VSATTP cho các nhóm đối tƣợng là cơ sở

sản xuất, chế biến và ngƣời tiêu dùng. Hiện nay, hình thức tuyên truyền thông qua phát thanh và sử dụng cac tờ rơi, tờ gấp đang phát huy hiệu quả tốt nhất do nhiều ngƣời có khả năng tiếp cận đồng thời chi phí thấp hơn nên có thể thực hiện với mức độ thƣờng xuyên hơn.

Tổ chức tháng hành động vì chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô cấp tỉnh 3 lần/ 3 năm. Năm 2014 tổ chức tại phƣờng Bồ Đề, năm 2015 tổ chức tại phƣờng Gia Thụy và năm 2016 tổ chức tại phƣờng Ngọc Lâm. Tại tuyến phƣờng, 100% các huyện đều tổ chức tháng hành động cấp phƣờng Duy trì tổ chức tháng hành động vì chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là dịp để tuyên truyền sâu, rộng đến mọi đối tƣợng về VSATTP nhằm tuyên truyền phố biến các kiến thức, quy định về VSATTP.

2.2.5. Về kiểm tra, thanh tra QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nƣớc, luôn thê hiện quyền lực của nhà nƣớc, và là một chức năng của quản lý nhà nƣớc, thanh tra nhƣ một tác động tích cực nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm, đê thực hiện đúng các quy định của luật pháp.

Đối với lĩnh vực VSATTP, thanh tra là để đánh giá thực trạng việc bảo đảm VSATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đƣờng phố; Đánh giá thực trạng về chất lƣợng VSATTP của một số nhóm mặt hàng thực phẩm lƣu thông trên thị trƣờng nhằm phát hiện và cảnh bảo các mối nguy ảnh hƣởng đến VSATTP. Thông qua việc thanh tra tại các cơ sở thực phẩm và xem xét các hồ sơ liên quan từ đó tiến hành đánh giá công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về VSATTP các cấp trong việc quản lý và cấp các giấy tờ liên quan đến VSATTP.

Từ năm 2014 đến 2016, BCĐ liên ngành quận Long Biên đã đƣợc kiện toàn và đi vào hoạt động, cùng với nó là hoạt động thanh kiểm tra liên ngành về VSATTP các cấp cũng đƣợc đẩy mạnh. Công tác kiểm tra đƣợc tăng cƣờng qua các năm, năm 2016, số đoàn kiêm tra cấp quận giảm nhƣng tỷ lệ đoàn kiểm tra

liên ngành tăng lên, cho thấy sự phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan, ban ngành có hiệu quả. Đối với cấp phƣờng, tổ chức đƣợc các đoàn kiểm tra với số lƣợng năm sau tăng hơn năm trƣớc và tỷ lệ các đoàn liên ngành cũng cao hơn. Qua đó cho thấy sự quan tâm của Chính quyền, các cơ quan chuyên môn tới vấn đề VSATTP ngày càng cao.

Thông thƣờng, mỗi năm tiến hành 3 đợt thanh tra, kiểm tra lớn vào các thời điểm tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lƣợng VSATTP (từ ngày 15/4 - 15/5 hàng năm), dịp tết trung thu và các đợt kiểm tra đột xuất. Các hoạt động thanh, kiểm tra trong tháng hành động đƣợc xây dựng dựa vào chủ đề của từng năm nhƣ Tết dân tộc và các lễ hội, Thức ăn đƣờng phố, Bếp ăn tập thể...

Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra cho thấy số lƣợt cơ sở đƣợc thanh tra, kiểm tra hàng năm/cơ sở tăng. Điều đó, thể hiện năng lực thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn dần đƣợc nâng cao. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đƣờng phố có xu hƣớng tăng và khó quản lý vì liên tục có cơ sở đƣợc mở mới cũng nhƣ cơ sở ngừng sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh việc tăng cƣờng các đợt thanh tra, kiểm tra thì chất lƣợng các cuộc thanh, kiểm tra cũng đƣợc coi trọng, sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn và năng lực chuyên môn tốt hơn đã phát hiện nhiều sai phạm về VSATTP trên địa bàn. Tỷ lệ cơ sở sai phạm tăng cao, từ 18,87% năm 2015 lên 30,41% năm 2016. Thực trạng này cũng phản ánh hiệu quả công tác tuyên truyền về VSATTP chƣa cao, ý thức của các cơ sở về tuân thủ các quy định VSATTP còn thấp.

Công tác thanh tra, kiểm tra đạt đƣợc kết quả tốt, tuy nhiên việc xử lý vi phạm chƣa đƣợc tốt. Số cơ sở vi phạm năm sau nhiều hơn năm trƣớc, và hình thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở, cảnh cáo... chƣa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm, đồng thời cũng chỉ ra rằng thiếu phƣơng pháp và chế tài trong xử lý các cơ sở vi phạm. Theo đánh giá tại chi cục VSATTP, trong những năm vừa qua các loại vi phạm chủ yếu thƣờng gặp phải nhƣ bao bì sản phẩm chƣa rõ

ràng (31%); 30% số cơ sở có điều kiện về ngƣời lao động không đảm bảo (sức khỏe, bệnh tật...); 11% cơ sở không đảm bảo về điều kiện trang thiết bị, dụng cụ;... Những loại vi phạm này thƣờng xảy ra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, nhỏ lẻ.

Qua đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên địa bàn quận Long Biên trong giai đoạn 2013 - 2016 cho thấy sự đầu tƣ nâng cao năng lực trong công tác thanh tra, kiểm tra của các đơn vị, đi đôi với việc tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra thì phát hiện vi phạm về VSATTP cũng tăng lên.

Đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra hàng năm trên địa bàn quận Long Biên đang phản ánh thực trạng càng kiểm tra nhiều thì phát hiện sai phạm càng nhiều. Hàng năm, có nhiều cơ sở cũ không tiếp tục sản xuất kinh doanh và nhiều cơ sở mới tham gia hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Các cơ sở thực hiện sang tên, đổi chủ; Chuyển đổi, bổ sung ngành nghề, mặt hàng sản xuất, kinh doanh.... hơn nữa việc quản lý các cơ sở gặp khó khăn và thƣờng diễn ra chậm. Do đó, khi tăng cƣờng công tác kiểm tra, mở rộng số lƣợng, phạm vi kiểm tra sẽ phát hiện nhiều sai phạm hơn, đặc biệt đối với các cơ sở nhỏ lẻ và mới phát sinh.

Đi đôi với tăng cƣờng số lần kiểm tra, thanh tra thì chất lƣợng của công tác thanh tra, kiểm tra cũng đƣợc đánh giá cao. Thể hiện sự phối hợp của các ban ngành khác nhau trong công tác thanh kiểm tra; Sự phối hợp trong quá trình kiểm tra; Thời gian, kết quả của công tác kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ kiểm tra chƣa thực sự có chuyên môn sâu và các hình thức xử lý hiện chỉ mang tính nhắc nhở, cảnh cáo nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động thanh kiểm tra, xử lý vi phạm.

2.2.6. Hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Trạm Thú y, Đội quản lý thị trƣờng trên địa bàn Quận trong việc thực hiện các hoạt động quản lý

nhà nƣớc để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nƣớc về ATTP trên địa bàn quận đạt hiệu quả.

Khi xảy ra NĐTP, Phòng Y tế có trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho ngƣời bị NĐTP. Các phòng liên quan trong phạm vi chuyên môn có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thông tin, liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây NĐTP thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với ngành y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.

Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP

Các Phòng Y tế, Kinh tế chịu trách nhiệm giúp UBND quận thanh tra về ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực đƣợc phân công quản lý và theo phân cấp của Thành phố

Phòng Y tế - Cơ quan thƣờng trực ban chỉ đạo liên ngành VSATTP chủ trì, phối hợp với các lực lƣợng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành.

Phòng Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác trong những trƣờng hợp sau:

+ Theo chỉ đạo của UBND quận hoặc trƣởng BCĐ liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận.

+ Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Kết quả

Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nƣớc bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động

thƣơng mại, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm sức khỏe của nhân nhân. Cụ thể hệ thống pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt đƣợc một số thành tựu nổi bật nhƣ sau:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo VSATTP đã tƣơng đối toàn diện và phong phú, bao gồm các lĩnh vực, nhƣ: an toàn sức khoẻ cộng đồng; quy định về kiểm dịch động, thực vật; hệ thống quy định về kinh doanh xuất, nhập khẩu thực phẩm; các văn bản luật, pháp lệnh… và hàng loạt các văn bản dƣới luật. Từ đó, tạo hành lang pháp lý cho công tác VSATTP đảm bảo cho sức khỏe của ngƣời dân.

- Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc tiếp cận theo hƣớng mới, chuyển từ phƣơng thức quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm (dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố áp dụng); từ quản lý theo công đoạn sang quản lý theo quá trình, chuỗi cung cấp thực phẩm.

- Xây dựng đƣợc một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm, cũng nhƣ kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm .

- Về mặt hình thức pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát vệ

sinh an toàn thực phẩm ngày càng đƣợc nâng cao về hiệu lực pháp lý. Trƣớc đây, để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, các văn bản pháp luật đƣợc các cơ quan chức năng ban hành dƣới hình thức nhƣ quyết định, thông tƣ, chỉ thị…, đến nay, Luật An toàn thực phẩm đã đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, ngày 17-6-2010 và có hiệu lực từ ngày 01-7-2011, đánh dấu một bƣớc phát triển của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ng. Bên cạnh đó, các phƣơng thức quản lý đối với hàng hóa là thực phẩm còn đƣợc điều chỉnh theo Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thủy sản, Luật Thƣơng mại, Luật Cạnh tranh,...

- Về nội dung, các quy định kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tiến bộ, bao quát và đầy đủ hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.

- Pháp luật về an toàn thực phẩm đã có bƣớc tiến vƣợt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành về việc quản lý an toàn thực phẩm trên thị trƣờng, tránh đƣợc sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành.

- Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm là tiền đề hình thành và kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, tạo thuận lợi để phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm cũng đƣợc quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian gần đây.

2.3.2. Hạn chế, tồn tại

Nhờ chính sách đổi mới của Đảng, đất nƣớc chúng ta đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu vô cùng to lớn cả về kinh tế, chính trị và vị trí trên trƣờng quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện luật pháp cho rất nhiều lĩnh vực để vừa đảm bảo tính dân tộc và hội nhập, phát triển. An toàn thực phẩm là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, vì thế hệ thống luật pháp cũng mới đƣợc hình thành và đang trong giai đoạn xây dựng tích cực nên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, vƣớng mắc, là:

- Chƣa đồng bộ, còn thiếu nhiều và chồng chéo hoặc chƣa phù hợp với thực tiễn. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh.

- Thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chƣa phù hợp với nhiều loại hình hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai.

- Thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm thực phẩm, nhiều tiêu chuẩn quy chuẩn chƣa phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hệ thống quản lý chuyên ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế. Năng lực hệ thống kiểm nghiệm CLVSATTP còn rất hạn chế.

- Đầu tƣ cho công tác quản lý an toàn thực phẩm còn rất thấp so với yêu cầu thực tế và các nƣớc trong khu vực.

- Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trƣờng rất hạn chế, rất khó triển khai và duy trì các quy trình công nghệ quản lý chất lƣợng VSATTP tiên tiến trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân phối...

- Nhận thức, thực hành VSATTP của doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng còn thấp, còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt, canh tác lạc hậu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

2.3.3. Nguyên nhân

Những hạn chế, bất cập của quản lý nhà nƣớc đối với an toàn vệ sinh thực phẩm trong hời gian qua là do những nguyên nhân sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 60)