Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của luận văn:

1.2. Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2.4. Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổ chức bộ máy là một cơ cấu hoàn chỉnh của hệ thống, trong đó đƣợc phân thành các bộ phận có nhiệm vụ khác nhau, nhƣng quan hệ hữu cơ với nhau, phối hợp hoạt động, hợp tác, tác động và tạo thành một tổng lực hƣớng theo mục tiêu chung.

Tổ chức bộ máy quản lý về VSATTP đƣợc thiết kế từ trung ƣơng đến tỉnh, huyện và xã thông qua cơ quan tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ quản lý chung về y tế trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo VSATTP.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với VSATTP có vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Đây chính là các bộ phận tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc đối với VSATTP, là các chủ thể định hƣớng phát triển đội ngũ này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công tác đảm bảo VSATTP.

Tổ chức bộ máy quản lý đối với VSATTP cần bảo đảm các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, hình thành cơ cấu tổ chức hợp lý trong một tổng thể thống nhất.

Ở bất kỳ hệ thống quản lý nào, các bộ phận cấu thành đều phải đƣợc sắp xếp trong một cơ cấu đƣợc thiết kế hợp lý, có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, nhằm tạo ra một tổng lực hƣớng tới mục tiêu chung. Hệ thống tổ chức quản lý về VSATTP cần đƣợc thiết kế từ tuyến trung ƣơng xuống tuyến huyện, xã có mối liên hệ qua lại hữu cơ trong một tổng thể thống nhất để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ này một cách hiệu quả.

Thứ hai, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong

trong hệ thống sẽ giúp cho toàn hệ thống vận hành một cách hiệu quả, đồng thời phát huy vai trò của từng tổ chức, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức trong việc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm đƣợc giao, tránh sự chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm sự vận hành thông suốt của hệ thống.

Thứ ba, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Quản lý nhà nƣớc

về VSATTP cần bảo đảm sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, nhằm bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa chính quyền địa phƣơng với các bộ ngành ở trung ƣơng trong quản lý lĩnh vực VSATTP ở từng địa phƣơng, tạo ra sự đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm VSATTP từng địa phƣơng nói riêng và trên phạm vi cả nƣớc nói chung.

Thứ tư, bảo đảm sự phù hợp giữa quyền hạn với trách nhiệm của các tổ

chức. Mỗi tổ chức thực thi các quyền hạn đƣợc giao, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trƣớc cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời trƣớc những ngƣời dân địa phƣơng trong việc đảm bảo VSATTP. Việc gắn quyền hạn với trách nhiệm là yêu cầu tất yếu để Nhà nƣớc và mọi ngƣời dân có thể giám sát hoạt động của các tổ chức này nhằm mục tiêu quản lý tốt công tác VSATTP đảm bảo sức khỏe của nhân dân.

Xây dựng bộ máy có vai trò quan trọng trong hoạt động QLNN về VSATTP. Vấn đề trọng tâm là cần phải xác định đƣợc cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Hơn nữa, VSATTP liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, việc tổ chức bộ máy cần tạo ra cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng trong thực hiện đảm bảo VSATTP.

BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VSATTP

Sự phối hợp của cơ quan Quản lý nhà nước

Liên kết, phối kết hợp là cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi ngƣời, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực. Cơ quan y tế trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan thƣờng trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Vì vậy giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm với

Công tác viên ATVSTP CHÍNH PHỦ

BỘ Y TẾ

BỘ NN&PTNN BỘ CÔNG THƢƠNG

CỤC ATTP SỞ Y TẾ Chi cục ATVSTP Khoa ATVSTP TTYT các huyện TT TT TTTT TT TTTT Trạm Y tế

SỞ NN&PTNN SỞ CÔNG THƢƠNG

Chi cục QLCLNL Chi cục Thú y

Chi cục Quản lý thị trƣờng

các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt đƣợc kết quả tốt, thông qua các cuộc thanh tra liên ngành đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, liên tục vào các dịp cao điểm trong năm nhƣ: Tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, tết Trung thu hay thanh tra theo chuyên đề phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học hay trong hoạt động kiểm nghiệm...Thƣờng xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin nhƣ: Đài, báo, truyền hình… đƣa tin các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó tuyên truyền, hƣớng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan quản lý ngành thực hiện chức năng QLNN về VSATTP ở Trung ƣơng, Cục VSATTP thuộc Bộ Y tế, ở địa phƣơng có các Chi cục VSATTP thuộc Sở y tế các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng, ở các huyện là các Khoa VSATTP thuộc Trung tâm y tế các huyện, ở dƣới là các trạm y tế và các công tác viên.

Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với VSATTP đƣợc xây dựng theo trục dọc đây chỉ là việc thực hiện chỉ đạo mang tính chức năng, ngoài ra các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng là cơ quan trực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo VSATTP ở địa phƣơng, đó là sự chỉ đạo trực tiếp của UBND các địa phƣơng trong công tác đảm bảo VSATTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 27 - 30)