Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn:

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là đề tài nóng bỏng của chúng ta hiện nay, từ kinh nghiệm quản lý VSATTP ở trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho vấn đề này nhƣ sau:

- Cần xây dựng hệ thống kiểm soát thực phẩm theo nguyên tắc phân tích mối nguy, tiếp cận quản lý hệ thống “ngăn ngừa, phòng chống, kiểm soát và xử lý”, kiểm soát toàn bộ chu trình thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”.

- Nhất thiết phải xây dựng đƣợc hệ thống quy định pháp luật đồng bộ từ các biện pháp VSATTP đến các biện pháp kiểm dịch động vật theo tiêu chuẩn chung quốc tế (có tính đến điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng). Hệ thống này phải đầy đủ trên các khía cạnh về luật thực phẩm, phụ gia thực phẩm, vấn đề hóa chất bảo vệ thực vật, vấn đề kiểm dịch... và việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật bằng những biện pháp cụ thể trong từng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, lƣu thông thực phẩm đóng vai trò quan trọng khi thực thi chúng.

- Trên cơ sở nguyên tắc tiếp cận hệ thống và toàn bộ chu trình thực phẩm, xây dựng bộ máy quản lý và kiểm soát VSATTP, phân công trách nhiệm các bộ/ ngành, địa phƣơng liên quan và cơ chế phối hợp giữa chúng bởi năng lực của bộ máy là yếu tố quyết định hiệu quả công tác quản lý thực phẩm.

- Công tác thanh tra là biện pháp quan trọng nhất trong kiểm soát thực phẩm, vì vậy cần có đội ngũ thanh tra đủ lớn và bảo đảm đủ năng lực chuyên

môn mới kiểm soát và xử lý đƣợc tất cả các khâu của chu trình thực phẩm . - Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn VSATTP mang tính khả thi, hiệu quả cao trong phòng ngừa và xử lý, khắc phục những vi phạm an toàn thực phẩm sao cho phừ hợp với điều kiện của Việt Nam, đặc biệt là phừ hợp về mức thu nhập và tập quán ăn uống. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng tiêu chuẩn vẫn cần lấy chuẩn quốc tế làm cơ sở để từng bƣớc điều chỉnh quy định trong nƣớc, nhất là các quy định liên quan đến thực phẩm xuất khẩu và kiểm soát thực phẩm nhập khẩu.

- Xác định hệ thống HACCP là điều kiện tiên quyết đề thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế, phát triển kinh doanh, do đó các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu cần hết sức chú trọng điều này.

- Hệ thống kiểm nghiệm, phân tích thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính chính xác, khoa học của hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lƣợng VSATTP để từ đó rà soát, sửa đổi, bổ xung những quy định cho phù hợp thực tế, vì vậy chúng ta nhất thiết cần xây dựng, quy định cụ thể chức năng, quyền hạn của các phòng thí nghiệm, hệ thống phòng phân tích chuẩn kiểm nghiệm chất lƣợng VSATTP ở trung ƣơng và các trung tâm y tế dự phòng các cấp.

- Hoàn thiện hệ thống phân phối và bán lẻ trong nƣớc để khỏi bỏ sót một loại hàng hóa nào liên quan đến vấn đề ăn, uống của ngƣời dân mà không đƣợc kiểm soát chất lƣợng VSATTP.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về nguy cơ ngộ độc thực phẩm, sự lan truyền dịch bệnh trong nhân dân. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực VSATTP nhƣ tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh lây truyền qua biên giới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên

2.1.1. Tổng quan về quận Long Biên

Long Biên là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ bắc của sông Hồng. Phía Đông giáp Sông Đuống, phía Tây giáp Sông Hồng, bên kia là quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình và quận Hai Bà Trƣng, phía Nam giáp huyện Gia Lâm, phía Bắc giáp Sông Đuống.

Quận đƣợc thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã: Thƣợng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hƣng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 03 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm.

Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 ngƣời (2013). Quận gồm 14 phƣờng: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thƣợng Thanh, Việt Hƣng.

Long Biên là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đô thị nhƣ khu đô thị Việt Hƣng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thƣợng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn... cùng với một số khu đô thị sinh thái nhƣ Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng...

Giao thông có đầy đủ hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy. Đƣờng bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đƣờng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đƣờng cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đƣờng sắt có các tuyến đƣờng sắt đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai; đƣờng thủy có sông Hồng, sông Đuống...

Các dự án đƣờng sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long); trong đó tuyến số 1 hiện đang đƣợc đầu tƣ xây dựng.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

1. Phát triển kinh tế: Kinh tế tiếp tục tăng trƣởng: Tổng mức bán lẻ hàng

hóa ƣớc đạt 4.726 tỷ đồng, bằng 121% cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ƣớc đạt 6.511 tỷ đồng, bằng 115% cùng kỳ.

- Sản xuất nông nghiệp: Rà soát 200 ha đất nông nghiệp chƣa sử dụng theo

quy hoạch phân khu N10; xây dựng kế hoạch chuyển đổi 90 ha cây trồng giai đoạn 2016-2020;

- Thương mại, dịch vụ: Công tác đầu tƣ, cải tạo chợ dân sinh, xây dựng chợ

văn minh thƣơng mại có nhiều chuyển biến tích cực; hoàn thành, đƣa vào hoạt động 2 chợ đạt 40% kế hoạch cả năm; khởi công 03 chợ đảm bảo kế hoạch đề ra. Ban hành bộ tiêu chí chợ văn minh thƣơng mại, hoàn thành công nhận đƣợc 3/20 chợ đang hoạt động.

2. Thu - chi ngân sách: Thu ngân sách đạt 2.565 tỷ đồng, bằng 78% dự toán giao và bằng 152% cùng kỳ. Chi ngân sách 6 tháng đầu năm, ƣớc thực hiện 698,2 tỷ đồng, đạt 40% dự toán Thành phố giao (37% so HĐND quận giao) và bằng 86% so với cùng kỳ; Tổng kinh phí quận bố trí cho công tác an toàn thực phẩm trong năm khoảng 1 tỷ đồng.

3. Công tác đầu tư, giải phóng mặt bằng:

- Công tác đầu tư: Trong 6 tháng đã phê duyệt 18/48 dự án; quyết toán 46/47 dự án; hoàn thành đƣa vào sử dụng 21/37 dự án; khởi công 19/40 dự án (so với kế hoạch năm); đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án phục vụ khai giảng, dự án dân sinh bức xúc. Tiếp tục công tác ứng vốn ngân sách quận thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của Thành phố với số kinh phí ứng 6 tháng đầu năm là 254 tỷ đồng, trên cơ sở cân đối nguồn thu, đáp ứng tiến độ thực hiện dự án.

- Công tác GPMB được tập trung triển khai theo kế hoạch: Trong 6 tháng đã thực hiện 69 dự án (phê duyệt 1.050 phƣơng án với tổng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ 1.007 tỷ đồng, thu hồi diện tích 39 ha, di chuyển 95 ngôi mộ, giao tái định cƣ 33 hộ).Góp phần cho mục tiêu tập chung xây dựng các chuỗi nông nghiệp an toàn (3 vùng rau an toàn, 3 vùng quả đƣợc kiểm soát theo quy trình Vietgap)

4. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, VSMT:

- Công tác quy hoạch đƣợc tập trung chỉ đạo: UBND quận đã chủ động

phối hợp Viện quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc hoàn thiện đồ án và trình Thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu R5, R6;

- Công tác quản lý đô thị tiếp tục đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm: ban hành

kế hoạch thực hiện Chƣơng trình 03-Ctr/QU "Tập trung đầu tƣ hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị tạo bƣớc đột phá về cảnh quan môi trƣờng gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong các tầng lớp nhân dân". Hƣớng dẫn việc triển khai "Phƣờng đạt chuẩn văn minh đô thị", "Tuyến đƣờng, tuyến phố đạt chuẩn văn minh đô thị" trên địa bàn quận.

- Công tác quản lý trật tự xây dựng tiếp tục được quan tâm, kiểm tra: UBND quận đã chỉ đạo các lực lƣợng tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, áp dụng các biện pháp xử lý, ngăn chặn các vi phạm ngay từ lúc bắt đầu phát sinh.

- Công tác duy tu, duy trì theo phân cấp, VSMT, thoát nước được triển khai

theo cơ chế mới. Thực hiện quản lý, duy tu, duy trì các nội dung phân cấp tiếp

nhận từ Thành phố theo Quyết định số 6471/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của Thành phố.

- Công tác quản lý nhà chung cư, quản lý trụ sở công sở, thẩm định hồ sơ

chất lượng công trình tiếp tục đƣợc tập trung: Trong 6 tháng, UBND quận đã

tiếp nhận và xử lý đối với 69 hồ sơ gồm 26 hồ sơ thẩm định dự toán chuẩn bị đầu tƣ và 43 hồ sơ thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.

- Phòng chống thiên tai, TKCN: Tổ chức tổng kết công tác PCLB năm

2015, triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2016 theo quy định. Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và các Tiểu ban.

Góp phần cho mục tiêu hình thành các chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn có nguồn gốc và xây dựng chợ văn minh thƣơng mại, an toàn thực phẩm.

5. Công tác quản lý đất đai, quản lý về môi trường:

- Công tác quản lý đất đai : Trong 6 tháng, UBND quận đã cấp đƣợc 556

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 63,6% so với kế hoạch năm (556/874 giấy)và 470 giấy cho các trƣờng hợp tái định cƣ, đấu giá, bán nhà theo Nghị định 61/CP.

- Công tác quản lý môi trường - tài nguyên khoáng sản: Chất lƣợng công

tác quản lý môi trƣờng tiếp tục đƣợc nâng cao, Quận đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 về việc quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn quận Long Biên.

6. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính và tư pháp:

- Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính: đƣợc duy trì nề nếp. UBND quận đã triển khai kế hoạch thực hiện Chƣơng trình số 02-CTr/QU của Quận uỷ "Đẩy mạnh cải cách hành chính trọng tâm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức viên chức theo vị trí việc làm và hoàn thiện mô hình cơ quan điện tử quận, phƣờng giai đoạn 2015-2020". Hoàn thành dự thảo "Đề án đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác thi đua khen thƣởng quận Long Biên giai đoạn 2016 – 2020"trình HĐND quận khoá III kỳ họp thứ II xem xét, thông qua.

- Công tác tiếp nhận và trả hồ sơ giải quyết TTHC: 6 tháng đầu năm 2016,

cấp quận đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn hồ sơ đạt 99,65%, quá hạn chiếm 0,35% (đã ban hành thƣ xin lỗi và có kết quả trả công dân).

- Công tác tư pháp, rà soát, kiểm soát TTHC đƣợc tập trung thực hiện. UBND quận đã chỉ đạo triển khai thi hành 11 văn bản luật mới, kiểm tra 51 văn bản QPPL. Rà soát, xây dựng danh mục TTHC rút ngắn thời gian giải quyết và thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 3. Rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết 79/204 thủ tục hành chính cấp quận (giảm từ 20% đến 80% thời gian trong quy trình giải quyết). Có 79 TTHC thông thƣờng; 45 TTHC liên thông và

25 TTHC thực hiện mức độ 3,4. Công tác hộ tịch, chứng thực tiếp tục đƣợc duy trì .

- Công tác thanh tra, tiếp dân, tiếp nhận giải quyết đơn thư thuộc thẩm

quyền: UBND quận tiến hành 12 cuộc thanh tra (trong đó có 05 cuộc thanh tra

đột xuất liên quan đến đất đai, xây dựng, phƣơng án chuyển dịch CCKT) đã ban hành 09 kết luận, đang xác minh 03 đoàn.

7. Lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ, an sinh xã hội:

- Văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao: Công tác tuyên truyền đƣợc tập

trung thực hiện với nhiều hình thức phong phú đa dạng trên cổng thông tin điện tử của Quận và phƣờng, trên hệ thống loa truyền thanh, hội nghị chuyên đề... Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng tiếp tục đƣợc phát triển. Các hoạt động văn nghệ và giao lƣu các CLB TDTT gắn với việc xây dựng các mô hình CLB văn hoá văn nghệ, CLB TDTT đƣợc tích cực. Tham gia hoạt động và đạt thành tích cao các nội dung liên hoan, hội thi cấp thành phố.

- Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm: Giải quyết kịp thời, đầy

đủ, chính xác các chế độ, chính sách ƣu đãi đối với Ngƣời có công; thăm tặng quà 16.622 lƣợt ngƣời có công và thân nhân nhân dịp tết nguyên đán Bính Thân; Chi trả trợ cấp ƣu đãi hàng tháng cho 15.120 lƣợt ngƣời có công, kinh phí trên 22,2 tỷ đồng. Trợ cấp thƣờng xuyên, đột xuất cho 19.968 lƣợt đối tƣợng Bảo trợ xã hội, ngƣời cao tuổi, kinh phí trên 9 tỷ đồng.

- Giáo dục và đào tạo: Hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ năm học 2015 -

2016; duy trì chất lƣợng dạy và học tại tất cả các cấp học. Hoàn thiện việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 07 trƣờng học thực hiện thí điểm mô hình trƣờng học điện tử và đánh giá kết quả triển khai thí điểm năm học 2015 - 2016.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Công tác quản lý nhà nƣớc về y tế tiếp

tục đƣợc tăng cƣờng; triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP trƣớc, trong và sau dịp tết, lễ hội 2016,"Tháng hành động vì ATTP năm 2016" theo chỉ đạo của

Thành phố; Duy trì công tác kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, nƣớc uống đóng chai, nƣớc đá dùng liền trên địa bàn; Triển khai và thực hiện Đề án "Nâng cao chất lƣợng dân số trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2016-2020". Mức giảm tỷ suất sinh so năm trƣớc đạt tới 9,49%, vƣợt 9,46% so kế hoạch Thành phố giao, mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 0,11%, vƣợt 0,09% so kế hoạch Thành phố giao,

8. An ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:

- An ninh: Tình hình an ninh chính trị - trật tự an ninh xã hội trên địa bàn

quận cơ bản đƣợc ổn định, giữ vững. Công tác đảm bảo trật tự, an toàn cho Bầu cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại các địa phƣơng đƣợc an toàn.

- Quốc phòng: Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2016

đảm bảo cả về số lƣợng, chất lƣợng theo kế hoạch của Thành phố. Xây dựng lực lƣợng DQTV vững mạnh, rộng khắp, tổ chức đăng ký công dân trong độ tuổi nghĩa vụ.

2.1.2. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên Biên

Kết quả của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên:

- Công tác chỉ đạo: đã ban hành 26 văn bản (11 kế hoạch, 07 quyết định, 08 công văn) của UBND quận chỉ đạo, hƣớng dẫn đôn đốc triển khai các hoạt động đảm bảo VSATTP nói chung.

Kiện toàn Ban chỉ đạo VSATTP do đồng chỉ Chủ tịch UBND quận là trƣởng ban; Thực hiện báo cáo nhanh hàng tuần về công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn.

Ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo VSATTP quận, phân công rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)