Bệnh nấm mang ở cá 1.Tác nhân gây bệnh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 121 - 122)

- Vi khuẩn: Phần lớn trên các vết loét của cá bệnh phân lập đều có một loại vi khuẩn đơn

4.Bệnh nấm mang ở cá 1.Tác nhân gây bệnh.

4.1.Tác nhân gây bệnh.

Tác nhân gây bệnh là một số loài của giống Branchiomyces (Hình 162)

Loài B. sanguinis Plehn, 1921: Sợi nấm (khuẩn ty) thô, ít phân nhánh ăn sâu vào các mao huyết quản. Đ−ờng kính của sợi nấm 20-25 μm, đ−ờng kính của bào tử t−ơng đối lớn 8 μm (7,4-9,6 μm), loài th−ờng ký sinh ở mang cá trắm cỏ.

Loài B. demigrans Wundseh,1930: các sợi nấm uốn cong nh− mắt l−ới, mảnh và thành dày, phân nhánh rất nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang, phát triển chằng chịt chiếm hết cả tơ mang. Đ−ờng kính của sợi nấm 6,6-21,6 μm, đ−ờng kính bào tử t−ơng đối nhỏ: 6,6 μm (4,8-8,4 μm) ký sinh ở mang cá trắm đen, mè, cá trôi.

Hình 162: nấm mang Branchiomyces sp. trong mang cá mè trắng

4.2. Dấu hiệu bệnh lý.

Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm ăn sâu vào các tổ chức của mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản nh− con giun phá hoại các tổ chức mang, lấp kín các mao huyết quản làm mất tác dụng hô hấp của mang. Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc cùng với sự phát triển của bệnh. Bệnh phát triển rất nhanh làm cá bột, cá giống có thể chết hàng loạt.

4.3. Phân bố và lan truyền bệnh.

Bệnh th−ờng gặp ở cá bột, cá giống, cá thịt, cá trắm cỏ, cá trắm đen, mè hoa, cá trôi, cá diếc, cá mè trắng ít gặp. Bệnh xuất hiện ở các ao n−ớc bẩn, nhất là các ao có hàm l−ợng chất hữu cơ cao.

Mùa phát bệnh: mùa xuân, mùa thu và mùa đông ở miền Bắc, mùa m−a ở miền Nam.

4.4. Chẩn đoán bệnh

Kiểm tra mang d−ới kính hiển vi, có thể thấy rõ các sợi nấm, bào tử phát triển trong các tơ mang.

4.5. Phòng và trị bệnh

• Luôn luôn dùng n−ớc trong sạch, nếu bón phân hữu cơ phải ủ kỹ với 10% vôi. • Cá bị bệnh thay n−ớc mới hoặc chuyển sang ao n−ớc sạch.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 121 - 122)