Bệnh đục cơ của tôm càng xanh 1 Tác nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 90 - 93)

6.1. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh cầu khuẩn Lactococcus garvieae (Enterococcus seriolicida) thuộc

Streptococcaceae, bộ Lactobacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes. Vi khuẩn gram d−ơng, hình quả trứng. Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ 10-400C, độ muối 0,5-6,0 %, pH 9,6 (theo Winton Cheng, Jiann-Chu Chen, 1998-2001).

Theo phân lập của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 có gặp cầu khuẩn gram d−ơng (mẫu tôm ở Hải Phòng) và trực khuẩn dung huyết mạnh, gram âm (mẫu tôm thu ở Thanh Trì) ẻ ẻ A B C D A B

6.2. Dầu hiệu bệnh lý

Tôm kém ăn, hoạt động chậm chạp, đầu tiên cơ phần đuôi chuyển màu trắng đục (th−ờng là những vệt màu trắng đục, đ−a tôm ra ánh sáng mặt trời thấy rõ các vệt trắng đục) sau lan dần lên phía đầu ngực, tôm bệnh nặng mang chuyển màu trắng đục (hình 123, 124A). Vỏ tôm mềm (hình 124B) (khi luộc chín tôm chuyển màu đỏ ít) tỷ lệ tôm chết cao.

6.3. Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh ở Trung Quốc, Đài Loan, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30- 75%. ở Việt Nam bệnh đục cơ đã xuất hiện một vài năm nay, từ năm 2000 tôm càng xanh bột (nguồn gốc từ Trung Quốc đ−a sang) đ−a về Thanh Trì nuôi đã có hiện t−ợng tôm đục cơ và chết hàng loạt. Đầu năm 2002 đàn tôm bố mẹ (5-6 tạ) của một trại sản xuất tôm giống ở Hải Phòng đã bị bệnh đục cơ. Sau khi cho nở ấu trùng và −ơng thành tôm bột, tỷ lệ sống rất thấp đạt khoảng 1%. Tháng 5 năm 2002, một số ao nuôi tôm càng xanh ở Thanh Trì, Hà Nội thả giống cỡ 0,2g/con, nuôi sau 15-20 ngày tôm đã xuất hiện bệnh đục cơ và chết rải rác. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn tôm nuôi ở Thanh Trì từ 6-90% (5/2002).

Hình 123: Tôm càng xanh bố mẹ bị bệnh đục cơ

Hình 125: Tôm càng xanh nhiễm bệnh đục cơ. Mẫu cắt mô thấy rõ phù n−ớc ở giữa vỏ và cơ d−ới (A) và cơ bó (”) (X200).

Hình 126: Tôm càng xanh nhiễm bệnh đục cơ. Mẫu cắt mô thấy rõ phù n−ớc (A) và ổ hoại tử trong cơ khác nhau với khuẩn lạc vi khuẩn (”) (X400).

Hình 127: Tôm càng xanh nhiễm bệnh đục cơ. Mẫu cắt mô cơ thấy rõ ổ hoại tử đ−ợc bao quanh các tế bào máu (ặ) (X400).

Hình 128: Tôm càng xanh nhiễm bệnh đục cơ. Mẫu cắt mô mang có các khuẩn lạc (ặ) nhỏ của vi khuẩn (X40).

Hình 129: Tôm càng xanh nhiễm bệnh đục cơ. Mẫu cắt mô gan tụy có các khuẩn lạc (ặ) nhỏ của vi khuẩn (X40).

6.4. Chẩn đoán bệnh:

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và phân lập vi khuẩn để xác định bệnh

6.5. Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh: nhiệt độ trong ao để biến thiên trong ngày quá 30C; không để tôm sốc vì môi tr−ờng nuôi xấu: thiếu oxy hòa tan vào buổi sáng; pH = 7,5-8,5; NH3, H2S = 0,01mg/l. Bón bột đá vôi theo pH (1-2kg/100m3 n−ớc ao), hoặc bón hợp chất có hoạt chất clo để diệt trùng đáy (tùy theo các hãng sản xuất). Cho tôm ăn thêm vitamin C, liều l−ợng 2-3g/1kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt ăn 1 tuần, mỗi tháng cho ăn 2 đợt.

Trị bệnh: ngoài biện pháp phòng bệnh có thể cho tôm ăn một số kháng sinh (Amikacin hoặc Ciprofloxancin) liều l−ợng 100mg/1kg tôm/ngày đầu và từ ngày thứ 2-7 cho ăn liều 50mg/kg tôm/ngày

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 90 - 93)