IV. Ascomycotina
2. Bệnh nấm hạt Ichthyophonosis 1 Tác nhân gây bệnh
2.1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh là nấm hạt thuộc Eukaryota; Ichthyosporea; Ichthyophonida; Ichthyophonus. Th−ờng gặp các loài Ichthyophonus hoferi; Ich. irregularis.
Nấm Ichthyophonus hoferi th−ờng quan sát thấy bào nang nghỉ trong mô cá dạng hình cầu. Bào nang có đ−ờng kính từ 10-300 μm. Trong bào nang có một vài bào tử đến hàng trăm bào tử. Các bào tử phát triển trong bào nang. Sợi nấm nhô ra nh− chân giả từ thành bào nang và chân giả xâm nhập vào mô của vật
chủ mới. Ph−ơng pháp sinh sản này th−ờng gọi là phát triển dạng sợi (hình 148:A-1; D-2). Ph−ơng pháp sinh sản thứ hai gọi là sinh sản hợp tử, phát triển của hợp tử cũng quan sát thấy trong bào nang chín (hình 148: A-3; D-1)
Nấm phát triển ở nhiệt độ 3- 200C, tối
−u là 100C, 300C nấm không phát triển. Hình 148: Chu kỳ phát triển của nấm hạt (I. hoferi) trong mô cá: A- chu kỳ sinh sản nhu mô (1- dạng sợi; 2- dạng bào tử; 3- hợp tử); B- bào nang không hoạt động (mô cá chết hoặc phân cá); C- Bào nang chín; D- Phát triển (1- hợp tử phát triển; 2- dạng sợi phát triển); chuyển ký sinh sang một vật chủ mới: E- phôi amip; F- phôi amip di động.
2.2. Dấu hiệu bệnh lý
Dấu hiệu bên ngoài có thể xuất hiện các vết loét trên thân (hình 149). Nấm nội ký sinh là chủ yếu, khi giải phẫu các cơ quan nội tạng tim, gan, then, lá lách và buồng trứng (hình 143-148) có các đốm trắng nhỏ. Khi cắt mô thấy rõ các nấm hạt trong các tổ chức.
2.3. Phân bố và lan truyền bệnh
Nấm hạt Ichthyophonus hoferi ký sinh ở hơn 80 loài cá biển, nh− cá hồi sinuc, cá trích (Clupea harengus) và cá nuôi cảnh trong bể kính n−ớc ngọt và n−ớc mặn. Ngoài ra còn có báo cáo nấm ký sinh ở l−ỡng thê và Copepod. Nấm Ich. irregularis ký sinh ở cá bơn vây vàng (Limanda ferruginea)
2.4. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý để chẩn đoán. Chẩn đoán bằng ph−ơng pháp mô bệnh học. Chẩn đoán bằng nuôi cấy phân lập nấm bằng môi tr−ờng Eagle's Minimum Essential Medium (MEM) hoặc môi tr−ờng Leibovitz L-15, cả hai môi tr−ờng cộng thêm với 5% fetal bovine serum, 100 IU mL-1 penicillin, 100 àg mL-1 streptomycin và 100 àg mL-1 gentamycin. Nuôi cấy ở nhiệt độ ≤15oC thời gian từ 7-10 ngày, sau đó kiểm tra nấm Ichthyophonus d−ới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 lần.
2.5. Phòng trị bệnh
Ch−a nghiên biện pháp phòng trị bệnh. Nh−ng để phòng bệnh này không cho cá ăn thức ăn là động vật sống nhiễm nấm. áp dụng đầy đủ biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Hình 149: Tim (A), gan (B) cá hồi có các đốm trắng nhỏ nhiễm các bào nang nấm hạt (Ichthyophonus) (theo R.Kocan, 2003)
Hình 150: cơ tim (A), gan (B) cá hồi nhiễm các bào nang nấm hạt (Ichthyophonus) (ẻ), mẫu cắt mô, nhuộm H&E (theo G.Saunders, 2003)
Hình 151: A- thận cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus); B- mẫu cắt mô thận cá hồi nhiễm các bào nang nấm hạt, nhuộm H&E (theo R.Kocan và G.Saunders, 2003)
ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ A B A B A B
Hình 152: A- lá lách cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus); B- mẫu cắt mô lá lách cá hồi nhiễm các bào nang nấm hạt, nhuộm H&E (theo R.Kocan và G.Saunders, 2003)
Hình 153: A- Cơ x−ơng cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus); B- mẫu cắt mô cơ x−ơng cá hồi nhiễm các bào nang nấm hạt, nhuộm H&E (theo R.Kocan và G.Saunders, 2003)
Hình 154: buồng trứng cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus) (ặ) (theo R.Kocan, 2003)
Hình 155: cá hồi bị nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus) trên thân có các vết loét