Bệnh virus liên quan đến mang của tôm Gill Asociated virus GA

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 42 - 47)

virus- GAV

12.1. Tác nhân gây bệnh

- Giống Okavirus thuộc Roniviridae , bộ Nidovirales (theo Mayo, M. A. 2002 )

- Nucleocapsid dạng ống xoắn và thể virus (virion) hình que có vỏ bao, hình dạng giống virus đầu vàng.

- Kích th−ớc nucleocapsid: 16-18 x 166-435nm - Axít nhân là ARN

Hình 79: Okavirus- GAV: a,b,c,e- nucleocapsid của GAV; d- thể virus dạng hình que; (theo Jeff A. Cowley et. Al, 2004), bar= 100nm

Hình 80: Virus- GAV trong mang tôm sú bố mẹ đỏ thân, đỏ mang (mẫu thu ở Huế, 2002)

12.2. Dấu hiệu bệnh lý

- Virus GAV th−ờng có mặt trên tôm khỏe

- Tôm nhiễm GAV mạn tính, thể virus nằm trong tế bào nhiễm của tổ chức Lympho (LO), gặp ở tôm sú tự nhiên và tôm nuôi, ít xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý.

- Tôm nhiễm GAV cấp tính, virus th−ờng gặp ở tôm tự nhiên và có thể xuất hiện ở tôm sú nuôi. Tôm hôn mê, kém ăn và bơi trên tầng mặt và gần bời ao. Cơ thể xuất hiện màu đỏ thẫm ở các phần phụ (hình 81,82), mang tôm chuyển sang màu hồng (hình 83) và vàng (hình 84).

Hình 82: Tôm sú chân đỏ do nhiễm GAV (mẫu thu Nam Định, 2001)

Hình 83: Tôm sú bố mẹ bị đỏ mang test RT-PCR d−ơng tính bệnh GAV (mẫu thu tại Huế, 5/2002)

Hình 84: Tôm sú mang chuyển màu vàng, thân nhợt nhạt (mẫu thu ở Quảng Ninh, 7/2004)

12.3. Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh hiện nay chỉ mới thông báo nhiễm tự nhiên ở tôm sú của úc. Gây nhiễm thực nghiệm đã gây ở tôm P. esculetus, P. merguiensis, P. japonicus

- Kết quả chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR tôm sú ở Việt Nam nhiễm YHD/GAV rất cao. Thực tế bệnh YHD/GAV ít xuất hiện ở các ao nuôi th−ơng phẩm.

- Đã gặp một số tr−ờng trong ao nuôi tôm sú xuất hiện tôm đỏ thân, chân đỏ và gây chết hàng loạt, nh−ng test WSSV âm tính.

- Đã gặp tr−ờng hợp một số đàn tôm bố mẹ bắt cho đẻ, tôm xuất hiện đỏ thân, đỏ mang, khi kiểm tra d−ới KHVĐT có virus hình que trong mang

- Tôm sú bố mẹ khi đánh bắt ở biển khơi hoặc trong các đầm phá có hiện t−ợng bị bệnh đỏ mang (hình 83) sau khi đánh bắt từ 3-4 ngày, tỷ lệ chết tới 80-100%, thời gian tôm bị bệnh chết nhiều vào tháng 3-4 (sau tết). Kiểm tra d−ới kính hiển vi điện tử có xuất hiện các thể virus hình que (hình 80) và test RT-PCR d−ơng tính với bệnh GAV.

- Bệnh lây truyền theo trục ngang và trục dọc từ mẹ sang con.

12.4. Chẩn đoán bệnh

- T−ơng tự nh− bệnh đầu vàng

12.5. Phòng bệnh

Nh− bệnh đầu vàng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 42 - 47)