Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 114)

IV. Ascomycotina

3.Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá.

“Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá” (Epizootic Ulcerative Syndrome-EUS) là tên gọi để mô tả một bệnh cực kỳ nguy hiểm đã lan nhanh ở nhiều n−ớc của Châu á Thái Bình D−ơng. Theo báo cáo đầu tiên 3/1972 bệnh xuất hiện ở miền Trung Queen sland-Austraylia và bệnh kéo dài cho đến ngày nay. ở n−ớc ta nằm trong vùng dịch bệnh này. Bệnh của cá nuôi và cá tự nhiên n−ớc ngọt và cửa sông thuộc vùng châu á Thái Bình D−ơng. Dấu hiệu đặc tr−ng: vết lở loét ở da (hạ bì) và có các sợi nấm Aphanomyces invadans.

3.1. Tác nhân gây bệnh:

Cho đến nay ng−ời ta ch−a khẳng định đ−ợc tác nhân cơ bản gây nên dịch bệnh lở loét ở cá. Một loạt yếu tố vô sinh và hữu sinh đã đ−ợc xem xét nh− nguyên nhân của bệnh này. Hiện t−ợng bệnh lây lan nhanh và rộng khắp cả khu vực lớn không những ở Việt Nam mà cả khu vực Châu á Thái Bình D−ơng do đó nguyên nhân cơ bản chắc chắn là do tác nhân truyền nhiễm sinh học.

- Nấm đợc coi là nguyên nhân bắt buộc trong các nguyên nhân tổng hợp của hội chứng

dịch bệnh lở loét.Qua điều tra cho thấy những vết lở loét đều xuất hiện các sợi nấm. Theo Hatai (1977, 1980) đã phân lập đ−ợc chủng nấm Aphanomyces piscicida trên cá bị bệnh lở loét ở Nhật Bản. Chủng nấm A. invaderis (Wlloughby và cộng sự, 1995) cũng phân lập từ vết loét của cá. Chủng nấm Aphanomyces sp đ−ợc phân lập từ cá bệnh lở loét ở châu á và úc (Callinan và cộng sự, 1995; Lilley và cộng sự, 1997; Lilley và Roberts, 1997; Lilley và Inglis, 1997) và Lumanlan- Mayo và cộng sự (1997) đã nghiên cứu đặc tính riêng của chủng nấm ở bệnh lở loét và chúng đ−ợc đặt tên là Aphanomyces invadans. Do đó, nấm A. invadans là nguyên nhân bắt buộc gây dịch bệnh lở loét, chúng cùng các nguyên nhân tổng hợp khác làm tăng tỷ lệ cá bị dịch bệnh lở loét.

- Virus đ−ợc xem xét là một nguyên nhân đầu tiên gây bệnh lở loét. Đã có tr−ờng hợp phân lập đ−ợc dạng virus Rhabdovirus ở gan cá lóc, cá trê (Wattana vijarn và CTV, 1983-1984)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 114)