Đặc điểm chung của vi khuẩn.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 72 - 74)

Vi khuẩn (Bacteria, từ tiếng Hy Lạp Baktron có nghĩa là cái gậy) đ−ợc hiểu theo 2 nghĩa: Nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng vi khuẩn bao gồm tất cả vi sinh vật đ−ợc xếp trong lớp Schizomycetes (Theo Bergey, 1957). Theo nghĩa hẹp thì vi khuẩn không bao gồm các nhóm niêm vi khuẩn (Myxobacteriales), xạ khuẩn (Actiromycetales) và xoắn thể

(Sporochaetales). Vi khuẩn có một số đặc điểm sau:

Hình thái cấu tạo:

Vi khuẩn chia làm 3 loại: cầu khuẩn, trực khuẩn và xoắn khuẩn.

- Cầu khuẩn nói chung không có tiên mao, không có khả năng di động. ở động vật thuỷ sản gặp Streptococcus, Staphylococcus. Kích th−ớc thay đổi trong khoảng 0,5-1 μm.

- Trực khuẩn có hình que, kích th−ớc khoảng 0,5-1,0 x 1-4 μm. ở động vật thuỷ sản th−ờng gặp : Pseudomonas, Aeromonas, Vibrio.

- Xoắn khuẩn gồm tất cả vi khuẩn có 2 vòng xoắn trở lên, kích th−ớc khoảng 0,5-3,0 x 5-40 μm ít gây bệnh ở động vật thuỷ sản.

Màng tế bào:

Vi khuẩn th−ờng đ−ợc bao bọc nhiều lớp màng. Ngoài lớp vỏ dày (capsule) hoặc lớp dịch nhày, tiếp là lớp thành tế bào còn gọi là lớp màng tế bào, bên trong là màng tế bào chất.

Tế bào chất:

Là thành phần chính của tế bào vi khuẩn. Thành phần chủ yếu là phức chất lipoprotein. Khi còn non tế bào chất cấu tạo đồng nhất bắt màu giống nhau khi nhuộm màu. Khi già do xuất hiện không bào và các thể ẩn nhập và các cơ quan con khác: Mezoxôm, Riboxom, không bào, các hạt chất dự trữ, các hạt sắc tố.

Nhân tế bào:

Vi khuẩn th−ờng có nhân ở dạng nguyên thuỷ. Không phân hoá thành khối rõ rệt nh− tế bào vi sinh vật khác (nấm men, nấm mốc, lục tảo...).

Tiên mao và khả năng di động:

Một số vi khuẩn có khả năng di động nhờ cơ quan di động đặc biệt gọi là tiên mao (flagella). Tiên mao là sợi nguyên sinh chất rất mảnh chiều rộng 0,01-0,05 μm, chiều dài 6-9 μm có khi tới 80-90 μm. Loài vi khuẩn không có tiên mao chúng không có khả năng di động.

Bào tử và sự hình thành bào tử:

Một số loài vi khuẩn trong giai đoạn phát triển nhất định có thể hình thành trong tế bào thể hình tròn hay bầu dục gọi là bào tử (Spores) th−ờng gặp ở 2 giống BacillusClostridium.

Mỗi tế bào chỉ hình thành một bào tử, có sức sống rất lâu, chịu đ−ợc điều kiện bất lợi của ngoại cảnh ở nhiệt độ 1000C Bacillus cereas chịu đ−ợc 2,5 phút, Bacillus asterosporus-7,5 phút, B.subtilis-180 phút. bào tử của một số vi khuẩn sống đ−ợc sau khi đun sôi 5 ngày liền. Thầm chí ở 1800C vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn (Clostridium leotulinum) vẫn có thể sống đ−ợc 10 phút. Do đó muốn tiêu diệt đ−ợc vi khuẩn ng−ời ta phải khử trùng ở nhiệt độ 165-1700C trong 2 giờ.

Phân loại tác nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản.

* Họ Flexibacteraceae.

- Flexibacter psychrophirus: Bệnh n−ớc lạnh do vi khuẩn ở cá biển (Bacteria Cold Water Disease).

- Flexibacter columnaris: Bệnh trụ ở cá (Columnaris Disease).

- Flexibacter maritimus: Bệnh ở cá n−ớc mặn (Salt Water Colummaris).

- Cytophaga sp: Bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm.

- Flexibacter sp: Bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm. * Họ Myxococcaceae:

- Myxococcus pisciolas: Bệnh thối mang ở cá. * Họ Flavobacteriaceae.

- Flavobacterium branchiophila: Bệnh thối mang ở cá.

- Flavobacterium sp: Bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm. * Họ Thiotrichaceae.

- Leucothrix mucor: Bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm.

- Leucothrix spp: Bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm.

- Thiothrix sp: Bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm. * Họ Enterobacteriaceae.

- Edwardsiella tarda: Bệnh nhiễm trùng máu do Edwardsiella. - Edwardsiella ictaluri: Bệnh nhiễm trùng máu ở cá trê sông.

- Hafnia alvei: gây bệnh hoại tử cơ quan nội tạng của cá da trơn

- Yersima ruckeri: Bệnh đỏ miệng ở cá.

- Proteus rettgeri: Bệnh xuất huyết ở cá.

- Serratia liquefaciens: bệnh xuất huyết ở cá.

- Serratia plymuthica: bệnh nhiễm trùng thứ cấp.

- Citrobacter freundii: bệnh nhiẽm trùng thứ cấp. * Họ Aeromonadaceae.

- Aeromonas salmonicida: Bệnh nhọt ở cá.

- Aeromonas hydrophyla: Bệnh xuất huyết đốm đỏ ở cá, đốm nâu ở tôm càng xanh.

- Aeromonas caviae: Bệnh xuất huyết đốm đỏ ở cá, đốm nâu ở tôm càng xanh.

- Aeromonas sobria: Bệnh xuất huyết đốm đỏ ở cá, đốm nâu ở tôm càng xanh. * Họ Vibrionaceae.

- Vibrio alginolyticus: Bệnh đỏ dọc thân ở ấu trùng tôm, bệnh đỏ thân và ăn mòn vỏ ki tin ở tôm, bệnh xuất huyết ở cá biển.

- Vibrio anguillarum: bệnh đỏ thân và ăn mòn vỏ ki tin ở tôm, bệnh xuất huyết ở cá.

- Vibrio harveyi: Bệnh phát sáng, đỏ thân và ăn mòn vỏ kitin ở giáp xác.

- Vibrio parahaemolyticus: Bệnh phát sáng, đỏ thân và ăn mòn vỏ kitin ở giáp xác.

- Vibrio vulnificus: Bệnh đỏ thân và ăn mòn vỏ kitin ở giáp xác, bệnh xuất huyết ở cá biển.

- Vibrio ordalii: Bệnh đỏ thân và ăn mòn vỏ kitin ở giáp xác, bệnh xuất huyết ở cá biển.

- Vibrio salmonicida: Bệnh Hitra ở cá. * Họ Pasteurellaceae.

- Pasteurella piscinida: Bệnh nhiễm khuẩn ở cá biển. * Họ Pseudomonadaceae.

- Pseudomonas fluorescens: Bệnh xuất huyết ở cá.

- Pseudomonas dermoalba: Bệnh trắng đuôi ở cá giống.

- Pseudomonas putida: bệnh đóng dấu (xuất huyết) ở cá.

- Pseudomonas anguilliseptica: Bệnh xuất huyết ở cá trình.

* Họ Alteromonadaceae.

- Alteromonas spp: Bệnh xuất huyết ở cá trình. * Họ Micrococcaceae.

- Renibacterium salmoninarum: Bệnh nhiễm khuẩn thận cá. * Họ Carnobacteraceae.

- Carnobacterium piscicola: Vi khuẩn cơ hội gây bệnh. * Họ Enterococcaceae.

- Vagococcus salmoninarum: Vi khuẩn cơ hội gây bệnh. * Họ Streptococcaceae.

- Streptococcus innae: Bệnh xuất huyết ở cá.

- Streptococcus spp: Bệnh xuất huyết ở cá.

- Lactococcus piscium: Vi khuẩn cơ hội gây bệnh ở tôm cá.

- Lactococcus garvieae: gây bệnh đục thân ở tôm càng xanh * Họ Staphylococcaceae.

- Staphylococcus spp: Bệnh xuất huyết ở cá. * Họ Clostridiaceae.

- Clostridium botulinum: Bệnh dịch hoá ở cá. * Họ Eubacteraceae.

- Eubacterium tarantellus: Bệnh thần kinh. * Họ Bacillaceae.

- Bacillus subtilis: gây bệnh đốm trắng ở tôm * Họ Mycobacteriaceae.

- Mycobacterium marium: Bệnh đốm nhỏ ở cá, tôm.

- Mycobacterium fortuitum: Bệnh đốm nhỏ ở cá, tôm.

- Mycobacterium chelonae: Bệnh đốm nhỏ ở cá, tôm. * Họ Nocardiaceae.

- Nocardia astreroides: Bệnh đốm nhỏ ở cá.

- Nocardia kampachi: Bệnh đốm nhỏ ở cá.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)