Bệnh Rickettsia và Chlamydia ở tôm 1 Tác nhân gây bệnh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 68 - 70)

3.1. Tác nhân gây bệnh.

Hai giống RickettsiaChlamydia gây bệnh ở gan tuỵ ở tôm he và tôm càng xanh. Kích th−ớc của chúng rất nhỏ (0,2-0,7 x 0,8-1,6 μm), hình cầu hoặc hình que ngắn, gram âm, ký sinh nội bào. Giống Rickettsia ký sinh gây bệnh ở gan tuỵ của tôm thẻ P. merguiensis và nội ký sinh ở tôm sú P. monodon.

3.2. Dấu hiệu bệnh lý.

Dấu hiệu đặc tr−ng là tôm kém ăn, yếu, th−ờng dạt gần vào bờ ao, bơi không định h−ớng, sau hiện t−ợng tôm chết kéo dài 1-2 tuần. Bệnh có thể kết hợp với bệnh khác nh− bệnh virus, vi khuẩn.

Hình 108: A- Mô gan tụy tôm nhiễm bệnh Rickettsia ký sinh trong tế bào chất của tế bào biểu bì mô hình ống; B- Rickettsia trong thể vùi của tế bào chất mô gan tụy của tôm P. marginatus (10.000 lần); C- Mẫu cắt mô tôm sú (P. monodon) giống: tuyến Anten các tế bào nhiễm Rickettsia D- Mô mang tôm giốngnhiễm Rickettsia có các dạng hình khác nhau, nhuộm H & E (600 lần); D- Mẫu t−ơi gan tụy tôm giống P. marginatus nhiễm Rickettsia, tế bào chất bị dịch hóa (→), nhìn qua kính soi nổi (600 lần); E,F: Mẫu cắt mô biểu bì tôm sú (P. monodon) giống, một số tế bào nhiễm Rickettsia, (theo Lightner, 1996);

3.3. Phân bố và lan truyền bệnh.

Bệnh đã đ−ợc phát hiện ở tôm thẻ P. merguiensis nuôi ở Singapore (Chong và Loh, 1984) và tôm sú nuôi ở các vùng thuộc Malaysia (Anderson và CTV, 1987). Giai đoạn biến thái IV-V của ấu trùng tôm càng xanh-Macrobrachium rosenbergii, Rickettsia là nguyên nhân gây chết nghiêm trọng do chúng ký sinh ở gan tuỵ (Cohen và Issar, 1989). Chlamydia ký sinh gây bệnh trong tế bào gan tuỵ của tôm chân trắng-P.vanmamei nuôi ở mỹ.

ở Việt nam ch−a đi sâu nghiên cứu bệnh RickettsiaChlamydia. Nh−ng qua những đợt điều tra bệnh tôm từ năm 1993-1994. Quan sát những mẫu cắt mô tế bào gan tuỵ của tôm

A B

C D

thẻ nuôi ở Minh hải, một số tế bào gan tuỵ có những khuẩn lạc nhỏ của Rickttssia trong tế bào chất. vấn đề này sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp theo.

3.4. Chẩn đoán bệnh.

Dựa theo dấu hiệu bệnh lý và mô bệnh học để chẩn đoán bệnh (Hình 108).

3.5. Phòng và trị bệnh.

Bệnh này còn ít báo cáo về kết quả phòng và trị bệnh. Nh−ng một số nơi đã áp dụng biện pháp phòng chung: Bón vôi nung (CaO) liều 10-20 ppm hoặc trị bằng Terramycin có kết quả khả quan (Cohn và Issar, 1989).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)