Borysthrichthis sinensis Bống bớp 1995-1996 Quảng Ninh, Nam Hà

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 118 - 121)

- Vi khuẩn: Phần lớn trên các vết loét của cá bệnh phân lập đều có một loại vi khuẩn đơn

17 Borysthrichthis sinensis Bống bớp 1995-1996 Quảng Ninh, Nam Hà

3.5. Chẩn đoán bệnh

Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý, đặc biệt chú ý cá bị bệnh lở loét giải phẫu cơ quan nội tạng hầu nh− không biến đổi. Còn những bệnh xuất huyết, nhiễm trùng máu của cá do các tác nhân độc lập gây bệnh th−ờng cơ quan nội tạng bị biến đổi viêm, hoại tử...

Quan sát mô bệnh học: giai đoạn sớm thấy rõ các sợi nấm trong vùng hoại tử các sợi nấm xâm nhập phát triển trong cơ của cá (Hình 157A), sợi nấm phát triển trong thận của nhiễm EUS (hình 157B).

Phân lập nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Xung quanh vết loét ở nhiệt độ trên 300C phân lập sẽ có nấm Aphanomyces invadans. Môi tr−ờng nuôi cấy nấm là GPY (glucose peptone yeast) agar (theo “epizootic ulcerative syndrome (EUS) technical handbook”, 1998).

Test PCR nấm A. invadans trong cá bệnh.

Hình 159: Hội chứng dịch bệnh lở loét - EUS xuất hiện ở các n−ớc Đông Nam châu á, Thái Bình D−ơng

3.6. Phòng và trị bệnh.

Tác nhân gây bệnh lở loét tổng hợp nhiều nguyên nhân do đó việc phòng trị bệnh gặp rất khó khăn, bệnh phát triển rộng và ở nhiều loài cá, nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là tốt nhất. Qua kinh nghiệm một số năm dịch bệnh đã xẩy ra, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh nh− sau:

- Dùng vôi nung (CaO) rắc th−ờng xuyên xuống thuỷ vực và các ao, hồ có cá bệnh lở loét, nồng độ 20 ppm (2 kg vôi nung/ 100m3 n−ớc), hai tuần rắc một lần. Vôi có tác dụng khử trùng rất tốt, đồng thời cung cấp nguồn Ca++ cho thuỷ vực và có thể khử chua cho các vùng đất chua phèn.

- Dùng Chlorua vôi rắc xuống ao nồng độ 1 ppm (100 g/100 m3 n−ớc) mỗi tuần rắc một lần, xử dụng ở các vùng khó kiếm vôi nung. Chlorua có tác dụng khử trùng nh−ng khồn có tác dụng cải tạo ao n− vôi nung.

- Dùng muối ăn (NaCl) 2-3% tắm cho cá 5-15 phút để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

- Dùng thuốc tím (K2MnO4) 5ppm (5 g/1 m3 n−ớc) tắm thời gian 10-30 phút, tẩy trùng tác nhân ngoại ký sinh.

- Có thể dùng một số kháng sinh hoặc các cây thuốc có kháng sinh, cho cá ăn để phòng trị tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Một số kháng sinh: Chloramphenicol, Oxtetracyline, Furazolidon...trộn với thức ăn tinh liều l−ợng 50-100 mg/ 1 kg cá/ 1 ngày đầu. Từ ngày thứ 2 đến thứ 7 cho cá ăn bằng 1/2 liều ngày đầu. Hoặc cho cá ăn thuốc phối chế KN-04-12 liều l−ợng 2-4 g/ 1 kg cá/ 1 ngày. Cho cá ăn 3 ngày liên tục để phòng bệnh và cho ăn 6-10 ngày liên tục để chữa bệnh lở loét.

- Các nguồn n−ớc cấp cho ao phải khử trùng và n−ớc ao thải ra ngoài đều phải khử trùng và n−ớc ao thải ra ngoài đều phải khử trùng tốt, để hạn chế lây lan bệnh.

- Các con giống khi vận chuyển và thả vào ao phải kiểm tra bệnh và tẩy trùng cho cá tr−ớc khi thả vào ao. Cá bị bệnh không cho vận chuyển đến vùng ch−a bị bệnh, ngăn chặn không cho dịch bệnh lở loét phát tán.

Hình 161: Sơ đồ phòng trị bệnh EUS

Trị bệnh dừng lấy n−ớc tự nhiên; ngăn chặn cá tự nhiên; phơi khô bón vôi ao

Hoại tử biểu bì Aphanomyces invadans Trị bênh

xâm nhập

Các loài cá dễ cảm nhiễm Khả năng miễn dịch

Aphanomyces invadans

Các tham số kích thích tiêm phát triển trong biểu bì và cơ thuỷ hoá miễn dịch vacxin

Tạo thành vết lở loét Khả năng miễn dịch

Nhiễm vi khuẩn/ KST

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 2 potx (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)