PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh yên bái (Trang 42 - 44)

2.1. Phƣơng pháp tiếp cận đề tài

Việc nghiên cứu tổng quan các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái có vai trò quan trọng trong việc tìm ra thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dung tại NHCSXH. Thông qua phần tổng quan tài liệu của một số tài liệu tham khảo và nội dung của lý thuyết đã trình bày ở chƣơng 1, chƣơng 2 đƣa ra định hƣớng cho việc thiết kế phƣơng pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu.

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chƣơng 2 sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh…

Trên cơ sở thu thập thông tin dữ liệu, các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng của NHCSXH đƣợc phân tích, đánh giá, kết luận và có thể đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu

Luận văn đặt ra yêu cầu phải thu thập thông tin về NHCSXH cụ thể là tình hính tổng quan của NHCSXH cũng nhƣ các chƣơng trình tín dụng chính sách đang triển khai. Thông tin là nguồn dữ liệu của một công trình nghiên cứu khoa học, là nền tảng của việc phát triển các phƣơng pháp phân tích dữ liệu và đƣa ra giải pháp, kiến nghị. Mục đích của việc thu thập thông tin là dùng dữ liệu làm cơ sở chứng minh, xây dựng các giải thiết nghiên cứu. Các thông tin cần thu thập trong luận văn gồm: Tổng quan về NHCSXH (Đặc điểm hoạt động của NHCSXH, vai trò của NHCSXH, các chức năng cơ bản của NHCSXH…)

Có thể thu thập thông tin qua các kênh sau đây: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng và chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng.

Số liệu đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp tổng hợp số liệu thông qua: (1) Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo thƣờng niên, số liệu đƣợc công bố từ năm 2013-2017 của NHCSXH tỉnh Yên Bái; (2) các tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Yên Bái; (3) các tài liệu liên quan đến nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH một số tỉnh, một số phòng giao dịch trong nƣớc.

Nghiên cứu tài liệu đƣợc áp dụng trong các hoạt động: (1) xem xét các quy định pháp lý liên quan; (2) thu thập thông tin từ internet, cơ sở dữ liệu của các trƣờng Đại học và Viện nghiên cứu, báo chí, tạp chí, báo cáo chuyên ngành, các dữ liệu thứ cấp về NHCSXH Yên Bái nhƣ lịch sử hình thành, các văn bản nghiệp vụ, cơ cấu lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng; (4) biên dịch tài liệu ngoài nƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu; (5) tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu đã thu thập.

2.2.2.Phương pháp tổng hợp thông tin

Các thông tin sau khi thu thập đƣợc sẽ tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc nghiên cứu đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và ký thuật tính toán đƣợc sử dụng trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu, số liệu sơ đồ và biểu đồ.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Trong luận văn nghiên cứu tác giải đã sử dụng một số phƣơng pháp phân tích cụ thể nhƣ sau:

Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số thể hiện thực trạng chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái. Phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng là so sánh bằng số tƣơng đối và số tuyệt đối: Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số. Đây là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích. Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối đƣợc tính theo tỷ lệ % và là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nào đó. Phƣơng pháp này có thể dùng để so sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu.

Phương pháp thống kê mô tả: Trong luận văn này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu đƣợc mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đƣa ra làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và thực trạng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái. Xây dựng các bảng, biểu đồ dựa trên biến chuỗi thời gian, sử dụng các bảng, biểu đồ để phản ánh thực trạng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái.

Phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu 2013 – 2017 và dựa vào những thuận lợi và khó khăn; kết quả đạt đƣợc của NHCSXH tỉnh Yên Bái để có cái nhìn cụ thể về thực trạng chất lƣợng tín dụng. Đồng thời đánh giá những mặt còn hạn chế, đƣa ra nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh yên bái (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)