3.2.2 .Thực trạng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái
3.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế
- Do Yên Bái vẫn còn là một tỉnh nghèo, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng chi ngân sách (năm 2017: tổng thu ngân sách đạt 2.509 tỷ đồng; tổng chi 9.500 tỷ đồng) nên thặng dƣ từ nền kinh tế là rất thấp, lƣợng tiền nhàn rỗi trên thị trƣờng không cao cũng ảnh hƣởng rất lớn tới nguồn vốn tự huy động.
- Việc tham mƣu của NHCSXH tỉnh cho cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện các chƣơng trình tín dụng kết hợp với các chƣơng trình, dự án kinh tế – xã hội trên từng địa bàn chƣa chặt chẽ, đồng bộ, nên việc giải ngân đôi khi còn dàn trải, manh mún, mức cho vay cũng nhƣ dƣ nợ bình quân thấp.
- Bản thân NHCSXH tỉnh Yên Bái cũng chƣa thực sự chủ động khai thác thị trƣờng hay nói cách khác là chƣa rà soát, đánh giá lại đối tƣợng vay vốn để cho vay mà còn thụ động theo kiểu cơ chế kế hoạch, tức là nguồn vốn Chính phủ giao bao nhiêu thì cho vay bấy nhiêu chứ chƣa chủ động đề ra các giải pháp để tăng trƣởng dƣ nợ.
- NHCSXH tỉnh Yên Bái cũng chƣa chủ động để điều chỉnh dƣ nợ các chƣơng trình cho vay một cách hợp lý mà chỉ tập trung vào một số chƣơng trình cho vay truyền thống là Chƣơng trình cho vay hộ nghèo, Chƣơng trình cho vay hộ cận nghèo, Chƣơng trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn…, còn một số chƣơng trình khác có dƣ nợ rất thấp thậm trí giảm dần qua các năm cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng tăng trƣởng dƣ nợ.
- Khách hàng vay vốn tại NHCSXH tỉnh Yên Bái là ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách, chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số ở vùng xâu, vùng xa, có
mặt bằng dân trí thấp, trình độ SXKD và quản lý hoạt động SXKD của ngƣời vay yếu, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh thiếu, giao thông đi lại khó khăn, nên tại một số nơi ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách không dám vay vốn hoặc không dám vay mức tối đa để đầu tƣ SXKD nên dƣ nợ bình quân trên hộ vay thấp cũng ảnh hƣởng lớn đến mức tăng trƣởng dƣ nợ của đơn vị.
- Do tập quán SXKD nhỏ, lẻ, chủ yếu là tự cung, tự cấp nên khách hàng của NHCSXH tỉnh Yên Bái chỉ có nhu cầu vay vốn với số lƣợng nhỏ dẫn đến dƣ nợ bình quân trên khách hàng thấp.
- Việc định hƣớng cho ngƣời vay sử dụng vốn vay thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, tìm đầu ra cho sản phẩm, hàng hoá của ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách cũng chƣa đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực sự quan tâm, dẫn đến ngƣời vay chƣa mạng dạn trong việc vay vốn và sử dụng vốn.
- Do địa bàn rộng, phức tạp, chủ yếu là đồi, núi cao, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến không quy hoạch và phát triển đƣợc các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách tham gia đầu tƣ vốn.
- NHCSXH chƣa phối hợp tốt với cấp uỷ, chính quyền với các tổ chức CT-XH và mạng lƣới Tổ TK&VV tuyên truyền, quán triệt cho ngƣời vay hiểu và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, trả lãi theo định kỳ hàng tháng.
- Việc kiểm tra và phối hợp kiểm việc sử dụng vốn vay của khách hàng chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao, nên trong một số trƣờng hợp ngƣời vay không có vật tƣ đảm bảo, thậm chí sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng trả nợ.
- Việc thông báo, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn đôi khi thực hiện chƣa đúng quy trình đôi khi thông báo quá sớm hoặc quá muộn (theo quy định thông báo trƣớc 30 ngày).
- Do khả năng sử dụng vốn vay của ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách còn hạn chế, nên SXKD thua lỗ không có khả năng trả nợ đúng hạn cho NHCSXH tỉnh Yên Bái.
- Một số trƣờng hợp khách hàng còn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ nại thậm chí có khả năng trả nợ nhƣng cố tình không trả (chây ỳ).
- Chƣa thực hiện tốt các giải pháp để thu hồi nợ đến hạn, dẫn đến làm tăng nguy cơ phát sinh nợ quá hạn. (tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn năm cao nhất là năm 2017, mới đạt 87,8% tổng số nợ đến hạn).
- Việc xác định mức vay và thời hạn vay đôi khi chƣa sát với đối tƣợng đầu tƣ đôi khi cho vay.
+ Trƣờng hợp mức vay quá thấp so với đối tƣợng đầu tƣ (cho vay thiếu) dẫn đến ngƣời vay không thể thực hiện đƣợc phƣơng án SXKD, số tiền vay về bị sử dụng vào mục đích khác, khi đến hạn ngƣời vay không có khả năng trả nợ; ngƣợc lại nếu cho vay mức quá cao so đối tƣợng đầu tƣ (cho vay thừa) dẫn đến số tiền thừa ra khi ngƣời vay đầu tƣ vào phƣơng án SXKD bị sử dụng sai mục đích, khi đến hạn ngƣời vay cũng khó có khả năng trả nợ.
+ Đối với thời hạn vay, nếu cho với thời hạn ngắn quá, ngƣời vay chƣa thể thu hoạch đƣợc sản phẩm hàng, hoá của mình để trả nợ cho ngân hàng hoặc cho vay với thời hạn quá dài so với thời gian thu hoạch sản phẩm, hàng hoá dẫn đến ngƣời vay sử dụng số tiền thu đƣợc từ việc bán hàng hóa, sản phẩm của mình vào mục đích khác, khi đến hạn không có nguồn để trả nợ cho NHCSXH.
- Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chƣa đƣợc quan tâm thực hiện đúng mức.
- Việc rà soát, phân tích nguyên nhân, phân loại nợ, đánh giá khả năng thu hồi nợ quá hạn chƣa sát với thực tế nên chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp xử lý nợ quá hạn hiệu quả.
- Việc giao và đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thu nợ quá hạn cho từng đơn vị cấp huyện, từng cán bộ tín dụng chƣa hiệu quả.
- Chƣa có giải pháp cụ thể để xử lý tận gốc các trƣờng hợp ngƣời vay sử dụng vốn vay sai mục đích, các trƣờng hợp lợi dụng chính sách, cố tình chây ỳ không trả nợ gốc, lãi vay tạo hiệu ứng xấu cho hoạt động tín dụng chính sách, làm tăng nguy cơ tăng nợ quá hạn.
- Chƣa thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lƣợng tín dụng dẫn đến nợ quá hạn có tiềm ẩn gia tăng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với nội dung phân tích đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên bái, Chƣơng 3 đã nêu quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Yên Bái và đi sâu vào phân tích Kết quả một số hoạt động chính; phân tích, đánh giá về những kết quả, cũng nhƣ những mặt còn tồn tại, hạn chế về thực trạng chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái trong 05 năm (2013-2017) .
Nội dung Chƣơng 3 là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái trong thời gian tới ở chƣơng 4.
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH YÊN BÁI