3.2.2 .Thực trạng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách
4.2.7. Củng cố hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát nhằm hạn nâng cao chất lƣợng tín dụng, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cƣờng những cán bộ có trình độ, cán bộ đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát.
- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cƣờng cán bộ trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cũng phối hợp kiểm tra.
- Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thƣởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích của kiểm tra.
Ngoài ra, cần triển khai thực hiện công tác kiểm tra chéo đột xuất giữa các cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay, các địa bàn khác nhau nhằm tránh tình trạng cán bộ tín dụng “quên” khoản vay.
Ngân hàng phải phối hợp với các hội đoàn thể, tổ vay vốn để kiểm tra tình hình sử dụng vốn với nhiều hình thức nhƣ kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất… nhằm có biện pháp xử lý kịp thời những sai sót để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.