Một số khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh yên bái (Trang 83 - 87)

3.2.2 .Thực trạng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái

3.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái

3.3.2. Một số khó khăn, hạn chế

- Nguồn vốn tín dụng ƣu đãi chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn của Chính phủ do NHCSXH TW chuyển về nên còn bị động, khó khăn cho công tác kế hoạch hoá các chƣơng trình tín dụng và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu

phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn tự huy động/tổng nguồn vốn có tăng qua các năm từ 2,9 năm 2013 lên xấp xỉ 8% tổng nguồn vốn năm 2017. Song tỷ trọng này là khá thấp và chƣa tƣơng sững với mức tăng trƣởng dƣ nợ 13/%/năm.

- Về cơ cấu dƣ nợ tỷ trọng dƣ nợ trung, dài hạn chiếm 99% tổng dƣ nợ, điều này có thể hợp lý với tập quán SXKD của các đối tƣợng vay vốn NHCSXH nhằm đầu tƣ dài hạn để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả hoặc chăn nuôi gia súc sinh sản. Song về góc độ tín dụng việc dƣ nợ trung, dài hạn quá lớn sẽ làm ảnh hƣởng đến vòng quay vốn tín dụng.

- Dƣ nợ giữa các chƣơng trình cho vay không đồng đều, chƣa thực sự hợp lý, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Yên Bái chủ yếu chỉ tập trung 04/12 chƣơng trình cho vay là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ SXKD vùng khó khăn; một số chƣơng trình có dƣ nợ thấp mặt dù đã thực hiện từ khá lâu nhƣ: Chƣơng trình cho vay ngƣời lao động đi xuất khẩu lao động 3,096 tỷ (chiếm 0,12% tổng dƣ nợ); Chƣơng trình cho vay thƣơng nhân tại vùng khó khăn 8,886 tỷ đồng (chiếm 0,35% tổng dƣ nợ); Chƣơng trình cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 46,583 tỷ đồng (chiếm 1,84% tổng dƣ nợ) đây là một trong những nguyên nhân làm cho NHCSXH tỉnh không thể tăng trƣởng dƣ nợ với mức cao hơn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách trên địa bàn.

- Dƣ nợ bình quân/khách hàng (hộ) vay vốn tấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh cảu các đối tƣợng khách hàng, cụ thể dƣ nợ bình quân đến 31/12/2017 chỉ mới đạt 29,8 trệu đồng/hộ vay.

- Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ từ năm 2013-2017 chƣa đồng đều, cụ thể năm 2013 tăng 148,3 tỷ đồng, năm 2014 tăng 171,5 tỷ đồng, năm 2015 tăng 295,9 tỷ đồng, năm 2016 tăng 269,9 tỷ đồng, năm 2017 tăng 244,8 tỷ đồng đều này

có thể do nhiều nguyên nhân nhƣng nó cũng nói lên một phần khả năng, năng lực cho vay của NHCSXH tỉnh Yên Bái chƣa đồng đều trong giai đoạn 05 năm (2013-2017).

- NHCSXH tỉnh Yên Bái những năm gần đây đã sử dụng vốn khá hiệu quả và luôn đạt tỷ lệ khá cao năm 2016 đạt tỷ lệ 99,86%, năm 216 đạt 99,88% song các năm trƣớc đây nhất là năm 2013 chỉ đạt 99,67% thấp hơn hệ số sử dụng vốn do NHCSXH TW đề ra tối thiểu là 99,7%. Đều này nói lên công tác sử dụng vốn, nhất là trong khâu cho vay còn thiếu tính kế hoạch, tỷ lệ vốn nhàn rỗi, bị lãng phí khá cao.

- Tỷ lệ thu nợ đến hạn tại NHCSXH tỉnh Yên Bái tăng dần qua các năm, từ 62% tổng số nợ đến hạn năm 2013 đến 87,8% tổng số nợ đến hạn năm 2017, ngƣợc lại tỷ lệ gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn giảm dần qua các năm điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của khách hàng ngày càng hiệu quả hơn, tỷ lệ ngƣời vay có khả năng trả nợ đến hạn càng cao.

Mặc dù tỷ lệ thu nợ đến hạn năm 2017 là cao nhất và đạt 87,8% tổng số nợ đến hạn thì vẫn còn 12,2% số nợ đến hạn mà ngƣời vay không thể trả nợ đúng hạn và NHCSXH tỉnh Yên Bái đã phải xử lý bằng các biện pháp gia hạn nợ 8,1% và chuyển nợ quá hạn 4,1% tổng số nợ đến hạn đều này nói lên chất lƣợng tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn NHCSXH tỉnh chƣa thật sự bền vững, số nợ không thu đƣợc (12,2%) thực chất tiềm ẩn rất nguy cơ gia tăng nợ quá hạn rất cao.

- Mặc dù nợ quá hạn đến hết năm 2017 giảm khá nhiều cả về giá trị tuyệt đối là 8,6 tỷ đồng so với năm 2013. Song về biến động về nợ quá hạn chƣa thực sự bền vững qu các năm, năm 2016 số nợ quá hạn tăng 300 triệu đồng so với năm 2015 (mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn 2 năm là nhƣ nhau và đều bằng 0,13%), năm 2017 số nợ quá hạn tăng 193 triệu đồng so với năm 2016, điều này cho thấy việc xử lý nợ quá hạn chƣa thực sự hiệu quả, việc duy trì tỷ

lệ nợ quá hạn vẫn giao động ở mức tỷ lệ 0,12% và 0,13% thực chất là do NHCSXH tỉnh Yên Bái tăng trƣởng dƣ nợ chứ giá trị tuyệt đối về nợ quá hạn không giảm.

- Công tác tuyên truyền đã thực hiện thƣờng xuyên và bằng nhiều hình thức tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế, một bộ phận hộ vay chƣa nhận thức đƣợc là Nhà nƣớc đang giúp mình cần câu để tự câu con cá, chƣa tự giác, vẫn còn tâm lý ỷ lại, chƣa ý thức tự mình vƣơn lên. Chƣa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi vay vốn và trả nợ Ngân hàng còn trông chờ ỷ lại vào cơ chế của Nhà nƣớc.

- Một số hộ vay vốn về nhƣng chƣa biết cách sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả do đó, không biết cách chăm sóc cây trồng vật nuôi dẫn đến bị thiệt hại khi đến hạn không có tiền để trả nợ. Việc kết hợp các chƣơng trình tín dụng chính sách với các chƣơng trình dự án kinh tế- xã hội trên từng địa bàn chƣa chặt chẽ, đồng bộ. Do vậy, một số nơi hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao, còn có trƣờng hợp hộ nghèo chƣa mạnh dạn vay vốn đầu tƣ vào phát triển kinh tế.

- Chƣa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, giám sát việc sử dụng vốn của ngƣời vay dẫn đến vẫn còn hiện tƣợng nể nang bình xét cho vay chƣa đúng đối tƣợng, hoạt động của các Tổ TK&VV chƣa đúng quy định.

- Việc lập danh sách và phê duyệt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo ở cấp xã có tình trạng còn sai sót về tên, tuổi dẫn tới không đủ điều kiện pháp lý để làm căn cứ phê duyệt cho vay. Một số nơi việc rà soát, phê duyệt đối tƣợng thụ hƣởng chính sách tín dụng ƣu đãi còn chậm dấn tới làm chậm tiến độ giải ngân các chƣơng trình, vốn chính sách bị tồn đọng, lãng phí.

- Mức cho vay một số chƣơng trình còn thấp do đó hộ vay vốn về không đủ chi phí để đầu tƣ vào dự án sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, không đủ chi phí cho con đi học… cũng nhƣ xây dựng công trình nƣớc sạch

và vệ sinh môi trƣờng dẫn đến hộ vay sử dụng vốn sang mục đích khác, không mang lại hiệu quả kinh tế, không cải thiện đƣợc đời sống không có tiền để trả nợ theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh yên bái (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)