3.2.2 .Thực trạng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái
4.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH tỉnh Yên Bái đến năm 2020
4.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Yên Bái
Mục tiêu tổng quát của NHCSXH theo Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ đến năm 2020 là: “Phát triển NHCSXH theo hƣớng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nƣớc; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hổ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác”. Trên cơ sở đó NHCSXH tỉnh Yên Bái có các mục tiêu cụ thể sau: - Nhiệm vụ mục tiêu: Phát triển NHCSXH Yên Bái theo hƣớng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của nhà nƣớc; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ khác có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
- Mục tiêu cụ thể:
(1) Đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
(2) Nguồn vốn và dƣ nợ tại chi nhánh tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 12%.
(3) Tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 0,5%/tổng dƣ nợ.
(4) Tỷ lệ thu lãi hàng năm đạt trên 95% số lãi phải thu.
(5) Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu khoán tài chính do NHCSXH Việt Nam giao.
(6) Triển khai đầy đủ, kịp thời các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi mới của Chính phủ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ.
(7) Thực hiện tốt công tác phối hợp, lồng ghép với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ƣu đãi.
(8) Tiếp tục tăng cƣờng kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm bảo khả năng triển khai thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách đƣợc Chính phủ giao.
4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng
Chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCSXH chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tƣợng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đƣợc mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của NHCSXH.
Chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCSXH đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu định lƣợng (nhƣ nguồn vốn, dƣ nợ, tỷ lệ nợ quá hạn,...) và các chỉ tiêu định tính (nhƣ cho vay vốn đúng đối tƣợng thụ hƣởng, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng).
Hoạt động tín dụng chính sách là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, cho xã hội. Trên cơ sở đó việc nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo có những định hƣớng cụ thể sau:
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHCSXH sẽ giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tiếp cận đƣợc một cách tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các đối tƣợng này tiếp cận đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng sẽ giúp NHCSXH quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nƣớc và các chủ đầu tƣ giao cho NHCSXH quản lý, từ đó, giúp cho hoạt động của NHCSXH đƣợc ổn định và phát triển bền vững.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng sẽ giúp NHCSXH thực hiện và duy trì đƣợc tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ viên chức của ngân hàng.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng đồng nghĩa với việc nâng vị thế, uy tín hoạt động của NHCSXH. Giúp NHCSXH trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nƣớc trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHCSXH cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lƣợng kênh tín dụng chính sách từ đó tác động nhƣ một đòn bẩy kinh tế của Nhà nƣớc, kích thích hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vƣơn lên, làm quen dần với nền sản xuất hàng hoá, tập lo toan tính toán làm ăn, tạo nguồn thu cải thiện đời sống gia đình để XĐGN.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHCSXH sẽ góp phần tích cực chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong xã hội, cải thiện thị trƣờng tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng xâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHCSXH góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHCSXH góp phần đạt đƣợc kết quả và mục tiêu của hệ thống chính sách xã hội trong quá trình phát triển của quốc gia. Mục tiêu tối cao của hệ thống chính sách xã hội trong nền kinh tế là xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, hƣớng tới một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc gần dân thông qua việc xây dựng đƣợc mối liên kết tốt giữa Nhà nƣớc với các tổ chức Chính trị, xã hội và nhân dân, nhất là ngƣời dân nghèo.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCSXH góp phần phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.