3.2.2 .Thực trạng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái
3.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái
3.3.1. Đánh giá chung
Về phía ngân hàng
- Với đặc thù của hoạt động tín dụng ƣu đãi là phục vụ hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, tập trung tại vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, đến 31/12/2017 nợ quá hạn là 3.093 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,12% so với tổng dƣ nợ. Những năm qua chi nhánh NHCSXH đã chú trọng đến công tác thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu, nợ quá hạn để không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng đồng thời qua đó tạo lập nguồn vốn quay vòng để cho vay.
- Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Yên Bái năm trƣớc đều tăng so với năm sau, tốc độ tăng lớn nhất là vào năm 2015 tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn là 17,1% , năm 2016 là 13% so với năm trƣớc. Trong các năm gần đây khi mà
các chƣơng trình tín dụng chính sách bắt đầu đƣợc triển khai và đƣa vào đời sống thì nguồn vốn của ngân hàng bắt đầu đi vào ổn định với tốc độ tăng bình quân là 12%/ năm.
-Cơ chế, chính sách, hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ đƣợc NHCSXH Việt Nam ban hành thống nhất đã làm cơ sở để triển khai thực hiện một cách bài bản. Sự ổn định về cơ chế, quy trình cho vay, thủ tục đơn giản, thống nhất về mẫu biểu... đã giúp NHCSXH đƣa ra các biện pháp thực hiện, tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn, tuyên truyền cho các tổ chức CT-XH ủy thác, các Tổ TK&VV và các hộ vay vốn nắm bắt các thủ tục một cách nhanh chóng và thuận lợi, từ đó giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với ngƣời dân đƣợc nhanh chóng và thông suốt.
Về phía khách hàng – các đối tƣợng chính sách:
Nhờ có nguồn vốn tín dụng ƣu đãi từ NHCSXH đã có nhiều tấm gƣơng điển hình trong phong trào vay vốn phát triển kinh tế, XĐGN nhƣ: du lịch cộng đồng đƣợc duy trì và phát triển tại huyện Mù Cang Chải, trồng quế tại huyện Văn Yên; phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tại huyện Lục Yên, trồng Cam, hồng không hạt tại huyện Lục Yên, trồng cam và chè Văn Chấn; các dự án tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động tại Thị Nghĩa Lộ... Nguồn vốn tín dụng ƣu đãi để xây dựng công trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng cũng đã giúp cho nhân dân cải thiện, nâng cao chất lƣợng về điều kiện sinh hoạt nhất là tại các xã vùng ven Sông Hồng...
Về mặt kinh tế - xã hội:
Trong 5 năm thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi trên địa bàn tỉnh (2013-2017), đã có 44.780 lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, dƣ nợ bình quân/hộ nghèo tăng từ 20,5 triệu đồng (năm 2013) lên 30 triệu đồng (năm 2017) góp phần giúp cho 54.412 hộ gia đình thoát nghèo và 50.057 hộ gia đình cải thiện đƣợc đời sống; có 5.119 lƣợt học
sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đƣợc vay vốn để phục vụ học tập; cho vay đối với 4.863 khách hàng để thu hút, tạo thêm việc làm; cho vay đối với 24.348hộ gia đình để xây dựng công trình nƣớc sạch và 24.540 công trình vệ sinh; có 55 khách hàng đƣợc vay vốn để đi xuất khẩu lao động, trong đó số lao động tại huyện nghèo vay vốn để đi xuất khẩu lao động là 20 ngƣời; 19.739 hộ gia đình tại vùng khó khăn đƣợc vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; có 1.756 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc vay vốn ƣu đãi với lãi suất 0%; có 1.491 hộ nghèo đƣợc vay vốn để làm nhà ở...
Qua kết quả của 5 năm hoạt động, đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự thành công trong hoạt động của NHCSXH, đó là:
Một là: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về Tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác ra đời nhằm tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thƣơng mại, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ XĐGN và đảm bảo an sinh xã hội. Đây là chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Hai là: NHCSXH ra đời đã huy động các nguồn lực tài chính của toàn xã hội về một đầu mối thống nhất, làm tăng hiệu quả đầu tƣ trong công tác cho vay tín dụng chính sách thực hiện XĐGN. Trong 15 năm NHCSXH tỉnh Yên Bái đã có nguồn vốn 2.534 tỷ đồng, thực hiện cho vay 12 chƣơng trình tín dụng ƣu đãi đã nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền, Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp và đông đảo tầng lớp nhân dân.
Ba là: Với mô hình quản lý hiện nay của NHCSXH theo Quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, quản trị NHCSXH Việt Nam là Hội đồng quản trị với các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách là đại diện các Bộ, Ngành, Hội - Đoàn thể do Thống đốc NHNN làm Chủ tịch HĐQT và ở tỉnh, huyện, thị xã có Ban đại diện HĐQT do Phó chủ tịch UBND cùng cấp
làm Trƣởng ban và các thành viên là đại diện các Ban, Ngành, Đoàn thể tại địa phƣơng. Điều này đƣa cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong việc chỉ đạo đồng bộ, thông suốt và sâu rộng từ TW đến địa phƣơng, của các Ban, ngành và chính quyền cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hoạt động XĐGN.
Bốn là: Với phƣơng thức ủy thác qua các tổ chức chính trị-xã hội đã phát huy đƣợc thế mạnh của Hội - Đoàn thể, tiết kiệm đƣợc chi phí quản lý và thực hiện nguyên tắc quản lý công khai từ cơ sở, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách vừa có cơ hội tiếp cận vay vốn, vừa trực tiếp tham gia quản lý, giám sát nguồn vốn tín dụng ƣu đãi góp phần phát huy sức mạnh cộng đồng cũng nhƣ thực hiện chủ trƣơng dân chủ hoá, công khai hoá công tác XĐGN. NHCSXH đã ký văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức Hội cấp tỉnh, 36 Hội cấp huyện và 620 Hội cấp xã làm cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động chuyển tải nguồn vốn tín dụng ƣu đãi về với ngƣời dân.
Năm là: Mạng lƣới hoạt động của chi nhánh NHCSXH gồm Hội sở tỉnh, 8 PGD NHCSXH huyện, thị xã, 180 điểm giao dịch xã và 2.541Tổ TK&VV ngày càng kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động đã góp phần tăng cƣờng sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với ngƣời dân trên nguyên tắc hạn chế các khâu trung gian, tăng cƣờng sự giám sát của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị-xã hội tạo sự minh bạch trong thực thi tín dụng chính sách. Đồng thời giúp ngƣời dân tiết kiệm đƣợc tối đa thời gian, chi phí trong quá trình đi lại giao dịch vay vốn, trả nợ ngân hàng.