Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 123.176,43 ha, dân số 1.059.063 người. Mật độ dân số 859,8 người/km2, gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố với 137 xã, phường, thị trấn. Là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội, nằm trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế, hàng hóa với các vùng. Là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, nhân dân có tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu giành nhiều thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, bộ mặt đô thị của nông thôn có nhiều khởi sắc; năm 2015 tổng thu ngân sách đạt 25.000 tỷ đồng, năm 2016 thu ngân sách ước đạt hơn 26.000 tỷ đồng. Công tác văn hóa xã hội được coi trọng, có nhiều chính sách quan tâm đến các gia đình chính sách, các hộ nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, nông nghiệp, nông thôn và nông dân...
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây - Tây Bắc.
Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha (theo số liệu điều tra năm 2010), được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội). - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ. Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp - dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.
Với ba thị trấn trên địa bàn huyện, gồm: Hương Canh - huyện lỵ và hai thị trấn Thanh Lãng và Gia Khánh, lại nằm ở vị trí giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.
* Địa hình
Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:
-Vùng núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 (từ 15-250), cấp 4( trên 250) chiếm trên 90% diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trường sinh thái vùng đồi núi. Nhìn
chung, môi trường sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa hình cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch như: Thanh Lanh, Mỏ Quạ… Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.
- Vùng trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiền, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8-150), nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1 (dưới 80); tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 150 chạy dài từ Hương Sơn đến Quất Lưu với các đỉnh cao như: Núi Đinh (204,5m), núi Nia (82,2m), núi Trống (156,5m). Do quá trình khai thác không khoa học trong những năm qua đã tạo ra diện tích khá lớn đất trống đồi núi trọc hoặc cây cối thưa thớt, phần lớn là cây bạch đàn không có khả năng cải tạo đất. Vùng này đất đai được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vườn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Vùng đồng bằng: Gồm các xã Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng, đất đai tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 500; tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cốt ruộng rất lớn ( điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6m, điểm thấp nhất: khu Bới Dứa - Thanh Lãng là 6,3m). Xen kẽ giữa gò đất thấp là những chân ruộng trũng lòng chảo, đây là những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa.
- Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa hình có thể phân thành 2 dạng chính sau:
+ Đất đồi núi có tổng diên tích: 124,54 ha. + Đất bằng có tổng diện tích: 10.395,33 ha.
Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế - xã hội đa dạng: kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp tập trung.
Từ đặc điểm địa hình nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét về địa hình của huyện Bình Xuyên như sau:
- Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 300- 1.500m chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng. Chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu, khoanh nuôi bảo vệ nhất là rừng phòng hộ. Phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái. Đảm bảo đủ lương thực của vùng, kết hợp phát triển rừng với phát triển chăn nuôi đàn gia súc và cây con đặc sản của vùng núi.
- Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác. Khai thác, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và giao thông.
- Vùng đồng bằng: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, năng suất cao và từng bước sản xuất theo hướng công nghiệp, công nghệ cao. Xây dựng vùng chuyên trồng lúa giống, trồng rau, hoa quả, mở rộng chăn nuôi gia cầm, nạc hoá đàn lợn, cải tạo vùng chiêm trũng, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế VAC.
Tuy nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện hơn vùng đồi núi và trung du do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra sự mâu thuẫn trong sử dụng đất.
* Khí hậu
Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mưa tô, lốc lớn.
Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 được phân chia làm hai thời kỳ:
-Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ ngoài trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận gió Lào làm cây cối, lúa màu khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây ngập úng.
- Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng thường có mưa kéo dài gây úng cục bộ.
Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau được chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời kỳ này không khí khô khan, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều, hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương muối), trời giá lạnh có những đợt rét kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, giai đoạn này thời tiết ấm dần, đôi khi có mưa nhỏ (mưa phùn) có những đợt rét ngắn vào cuối vụ, thời tiết đỡ khắc nghiệt hơn.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 - 250C, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28-34,40C; mùa đông từ 13-160C tối thấp có những ngày dưới 100C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,7,8; thấp nhất vào tháng 12,1,2.
Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh lệch nhau đến 5-70C.
b. Lượng mưa
Tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm 50% lượng mưa cả năm, có những trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với việc nước đầu nguồn tràn về các sông, suối đã gây nên úng lụt. Mưa ít vào tháng 12,1,2.
Lượng mưa giữa vùng núi và vùng thấp chênh lệch nhau khá lớn.
Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt, nhưng cũng gây nên úng lụt, rửa trôi bào mòn đất.
c. Độ ẩm
Độ ẩm chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm; độ ẩm cao vào mùa mưa, thấp vào mùa đông.
Độ ẩm vùng núi cao hơn vùng trung du đồng bằng, bình quân độ ẩm vùng đồi núi là 88%; vùng đồng bằng là 84%.
d. Số giờ nắng
Số giờ nắng bình quân 1.400-1.700 giờ/năm, mặc dù bình quân theo năm cao nhưng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các tháng có số giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông. Số giờ nắng như vậy vẫn đủ lượng bức xạ cho cây trồng theo mùa vụ, tuy nhiên mùa đông phải bố trí cây trồng chịu hạn, chịu rét.
e. Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đôi khi kèm sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, khí hậu Bình Xuyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt đối với các loại cây lúa, ngô, khoai, đậu tương và rau xanh. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, khí hậu tại Bình Xuyên mùa hè lượng mưa tập trung lớn vì vậy có thể gây ngập úng, mùa đông đôi khi có sương đây là những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
f. Thủy văn
Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh).
Hệ thống sông Cà Lồ: Có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông Phan, từ Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước trực tiếp nước mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên nhánh nối với sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Sông Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện, mực nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng trong huyện.
- Nguồn nước mặt:
Mùa mưa: thời gian này lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8 nên tại các sông, suối, ao hồ nguồn nước dồi dào, việc điều tiết nước cho cây trồng và công nghiệp sau này nhìn chung thuận lợi nhưng mặt khác do mưa tập trung với cường độ lớn thường gây nên ngập úng cục bộ tại khu vực trũng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Mùa khô: Thời gian này ít mưa, thời tiết hanh khô, lượng bốc hơi cao; địa hình dốc, mực nước ở sông suối gần như cạn kiệt, nguồn nước điều tiết vào các ao hồ chứa bị hạn chế gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các công trình. Hồ Xạ Hương (thuộc huyện Tam Đảo) cung cấp nước.
-Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm của huyện không lớn, chất lượng nước không cao. Theo đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện có thể khai thác 200.000 m3/ngày đêm nhưng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn kém. Cần cải tạo nâng cấp và xây mới các hồ chứa để tăng nguồn nước dự trữ cho sản xuất và tiêu dùng.