Xây dựng tiêu chuẩn hoá chức danh và cơ cấu đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

4.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn hoá chức danh và cơ cấu đội ngũ cán bộ,

đánh giá cán bộ, công chức phải công khai, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ, công chức cấp xã.

4.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn hoá chức danh và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cấp xã

Tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ là hệ thống các yêu cầu về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, quản lý Nhà nước ... để cán bộ đủ tiêu chuẩn và khả năng đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mỗi cương vị công tác được giao; việc xác định tiêu chuẩn cán bộ là cần thiết và quan trọng, là khâu then chốt trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Sự phát triển của xã hội, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho người cán bộ ngày càng cao, đòi hỏi tiêu chuẩn người cán bộ không ngừng được bổ sung, nâng cao về chất lượng của từng tiêu chuẩn; tiêu chuẩn cán bộ không phải là mong muốn chủ quan, là do nhu cầu thực tiễn quy định.

Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ chung và tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về “Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; trong đó, có các tiêu chuẩn chính là: Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đồng thời tiêu chuẩn cho từng loại cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân. Căn cứ vào quy định, thực trạng và tình hình thực tiễn hiện nay, thì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bình Xuyên cần đạt được tiêu chuẩn sau:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Đây là tiêu chuẩn đầu tiên đối với cán bộ, công chức cấp xã, mỗi cán bộ, công chức cấp xã phải hiểu rõ, nắm vững, tin tưởng và chấp hành tốt đường lối đổi mới của Đảng, quyết tâm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối đó phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, của cơ sở. Điều này rất quan trọng, bởi vì đa số người dân nông thôn còn chưa hiểu rõ về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó là những hạn chế về trình độ dân trí, họ cảm nhận về Đảng, về hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước thông qua người cán bộ, công chức cấp xã. Đặt biệt là hiện nay các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta, chúng đưa những luồng tư tưởng xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa và phủ nhận những thành quả của cách mạng của Đảng. Vì vậy, đòi hỏi người cán bộ, công chức cấp xã phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tư tưởng vững vàng, gương mẫu, gần dân để tuyên truyền, vận động nhân dân, đấu tranh chống lại những tiêu cực, tư tưởng lệch lạc, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của cấp uỷ và chính quyền các cấp ở địa phương.

Bên cạnh đó, phong cách và tác phong công tác của cán bộ, công chức cấp xã cũng là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; nó là tổng hợp những phương pháp, cách thức riêng có, tiêu biểu, ổn định mà người lãnh đạo phải sử dụng hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần phải có phong cách làm việc năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín trước tập thể, trước nhân dân; trong công việc, cán bộ, công chức cấp xã phải hăng hái, nhiệt tình, biết sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp tình hợp lý, làm việc phải dân chủ, khách quan, toàn diện, gắn lý thuyết với thực hành, nói đi đôi với làm, tránh làm ít nói nhiều, hoặc nói thì hay làm thì dở...

- Trình độ lý luận chính trị: Việc học tập và trang bị kiến thức về lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là quan trọng và cần thiết; người cán bộ lãnh đạo là đưa chủ trương, đường lối đến với người dân, họ sẽ không thể làm tròn nhiệm vụ nếu như không được trang bị kiến thức về lý luận chính trị; do vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần thiết phải được học tập lý luận, nghiên cứu thêm lý luận chính trị, đây là yêu cầu quan trọng, thường xuyên để giúp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ, cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bình Xuyên đến năm 2025 có 100% đạt trình độ từ Trung cấp chính trị trở lên và đến năm 2020 đối với đội ngũ cán bộ là Bí thư đảng uỷ, Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã (những đồng chí đã được quy hoạch cấp uỷ viên cấp huyện, giai đoạn 2015-2020) có từ 10 - 15% trở lên đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cùng với những thành tựu đã đạt được, cơ hội và thách thức đan xen, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói chung, của huyện nói riêng trong những năm tới còn gặp những khó khăn, thách thức; nhưng thách thức lớn nhất đó là phải vượt qua nguy cơ tụt hậu về kinh tế, về khoa học - kỹ thuật... đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi cán bộ cần có đủ trình độ, kiến thức hiểu biết về kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật để phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức thực hiện có kết quả trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế ở địa phương; điều đó chỉ có được khi mỗi cán bộ, công chức cấp xã phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện, có đủ tâm, đủ tầm để lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tích cực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương đạt kết quả.

Những điều kiện quan trọng về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ nay đến năm 2020 và giai đoạn 2020-2025 là: Đối với đội ngũ cán bộ là Bí thư Đảng uỷ, Phó bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND phải có 100% đạt trình độ đại học trở lên vào năm 2020; 70% cán bộ chủ chốt cấp xã là trưởng các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ chuyên môn cấp xã đạt trình độ Đại học vào năm 2025 (các trường hợp còn lại đã có trình độ tối thiểu từ Trung cấp trở lên vào năm 2011 khi xây dựng chương trình nông thôn mới tại huyện).

Về tuổi áp dụng từ nay đến năm 2020 và giai đoạn 2020-2025: Đối với Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp xã tuổi tham gia lần đầu không quá 45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ; chủ tịch Uỷ ban MTTQ, không quá 50 tuổi đối với nam,

không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; Bí thư Đoàn thanh niên, không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; Chủ tịch Hội LHPN không quá 50 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; Chủ tịch Hội Nông dân, không quá 50 tuổi đối với nam, không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; Chủ tịch Hội CCB, không quá 55 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu, công chức chuyên môn đúng độ tuổi do Bộ Nội vụ quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)