Nội dung quản lý thuế XNK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan gia thụy, gia lâm, hà nội (Trang 25 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận chung về quản lý thuế XNK

1.2.3. Nội dung quản lý thuế XNK

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn chỉ đề cập đến chủ thể quản lý thuế XNK ở đây là CQHQ là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK với nhiệm vụ được quy định tại Điều 11 Luật Hải quan. Đối tượng chịu sự quản lý thuế XNK là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế XNK. Nội dung quản lý thuế XNK cũng giống như nội dung quản lý nói chung, gồm ba nội dung chính: từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức, thực hiện và cuối cùng là khâu đánh giá thông qua việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thuế XNK.

Kế hoạch quản lý thuế XNK là các việc xác định kế hoạch, mục tiêu thu thuế XNK có thể bằng sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo thời hạn, khoảng thời gian nào đó, hay được chia thành các giai đoạn, các bướcthực hiện; có sự phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu thu thuế đã được đề ra theo các quyết định giao chỉ tiêu thu thuế của cấp trên.

Trong quá trình lập kế hoạch quản lý thuế XNK, trên cơ sở mục tiêu đã hoạch định trước, đơn vị sẽ xác định nội dung công việc phải hoàn thành, thời gian thực hiện, nguồn lực thực hiện và cách thức hoàn thành nhằm hiện thực hóa các mục tiêu quản lý thuế XNK. Hay nói cách khác, lập kế hoạch là lên kế hoạch cho mục tiêu hiện tại, và những dự định, kế hoạch hướng tới tương lai, bao gồm các nội dung cơ bản hoạch định chiến lược; tổng hợp, phân tích và xây dựng kế hoạch, phương án để cụ thể hóa các hoạch định chiến lược thu thuế XNK.

Bám sát chính sách của cơ quan cấp trên như các quyết định giao chỉ tiêu thu thuế XNK, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, đơn vị được giao quản lý thuế XNK có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, kế hoạch, đề án về quản lý thuế XNK phù hợp với tình hình hoạt động XNK tại đơn vị mình để đưa ra các giải pháp và sử dụng các công cụ để tác động lên các đối tượng XNK hàng hóa nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của cấp trên.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý thuế XNK

Nội dung cơ bản của việc tổ chức thực hiện các kế hoạch đã được lập ra, bao gồm:

* Quản lý kê khai thuế XNK:

khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong quy trình quản lý thuế XNK. Nó quyết định đến quá trình quản lý thuế XNK của CQHQ, nó thể hiện ý thức và mức độ tuân thủ pháp luật của ĐTNT. Sau khi tiếp nhận thông tin hồ sơ hải quan của DN gửi lên hệ thống, hệ thống phân loại thông tin và xử lý tờ khai theo kết quả phân luồng tờ khai, luồng xanh– luồng 1: là tờ khai hải quan tự động thông quan sau khi đã nộp đủ thuế, không kiểm tra chi tiết hồ sơ (ĐTNT không phải xuất trình hồ sơ), việc quản lý thuế đối với tờ khai phân luồng xanh thuộc trách nhiệm của khâu sau thông quan; tờ khai được hệ thống phân luồng vàng– luồng 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ (ĐTNT xuất trình hồ sơ để CQHQ kiểm tra); tờ khai được hệ thống phân luồng đỏ- luồng 3: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (ĐTNT xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa để CQHQ kiểm tra) theo tỷ lệ được lãnh đạo CQHQ phê duyệt. ĐTNT có trách nhiệm trong việc khai thuế XNK theo đúng quy định pháp luật quy định tại Điều 83 Luật Hải quan, Điều 2 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. CQHQ có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin tài liệu, niêm yết công khai các thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế. Trách nhiệm và quyền hạn của CQHQ thực hiện quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế; Điều 38 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. CQHQ kiểm tra thông báo thuế và kiểm tra thông tin nộp thuế của ĐTNT để cập nhật thuế vào hệ thống.

Hình 1.1: Sơ đồ phân luồng tờ khai theo quy trình thông quan tự động Vnaccs/Vcis

(Nguồn: Website của DN năm 2017)

* Quản lý quá trình nộp thuế XNK:

- Thực hiện kiểm tra khai báo về thuế:

Kiểm tra khai báo về thuế của DNlà quá trình công chức hải quan kiểm tra các tiêu chí khai báo về thuế của ĐTNT trên tờ khai hải quan, kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với việc khai báo thuế của ĐTNT, là kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và nộp thuế hải quan của DN. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, CQHQ thực hiện kiểm tra thuế theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT- BTC.Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc khai thiếu nội dung hoặc không đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, CQHQ thông báo cho người khai hải quan biết để khai bổ sung. Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ khai thuế của người khai hải quan đáp ứng được các điều kiện, nộp dung trên thì tiến hành thông quan hàng hóa khi ĐTNT đã nộp đủ thuế đối với tờ khai luồng vàng hoặc tiếp tục kiểm tra thực tế hàng hóa đối với tờ khai luồng đỏ sau đó thông quan hàng

hóa nếu kết quả kiểm tra hàng hóa phù hợp với khai báo và ĐTNT đã nộp đủ thuế; trường hợp sau kiểm tra, nếu hồ sơ khai thuế của ĐTNT không đáp ứng được các điều kiện, nội dung về khai thuế thì thực hiện khai bổ sung, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế (nếu có) trước khi thông quan hàng hóa. Việc xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 32, 33, 34 Thông 38/2015/TT-BTC.

- Kiểm tra việc thu, nộp tiền thuế:

Sau khi việc kiểm tra khai báo hồ sơ khai thuế, số thuế phải nộp của DN đã hợp lý, CQHQ tiến hành kiểm tra việc nộp thuế của DN, thông qua hệ thống quản lý thuế được thiết lập và vận hành từ cấp Tổng cục Hải quan đến cấp Chi cục Hải quan, nơi trực tiếp thu và triển khai các biện pháp quản lý thuế XNK. Cùng với sự hỗ trợ của Kho bạc Nhà nước trong việc tiếp nhận các khoản thu nộp mà CQHQ trực tiếp thu để nộp vào Ngân sách Nhà nước với sự phối hợp của các ngân hàng thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, quá trình thu nộp, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng cho DN với hai hình thức thu, nộp tiền thuế cho DN, đó là hình thức nộp thuế tiền mặt: DN có thể nộp trực tiếp tại CQHQ nơi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK và hình thức chuyển khoản: DN có thể nộp tiền thuế qua hệ thống ngân hàng theo quy định tại Nghị định số 83/2013/NĐ-CP sau đó các ngân hàng sẽ chuyển số tiền nộp thuế sang kho bạc nhà nước nơi Chi cục đăng ký phối hợp thu thuế.

Hình 1.2: Sơ đồ nộp thuế XNK qua hệ thống điện tử

(Nguồn: web Hải quan Việt Nam năm 2017)

* Quản lý thực hiện chế độ miễn, giảm, hoàn, truy thu thuế XNK:

- Chính sách miễn, giảm, hoàn thuế XNK:

Nhằm thực hiện các mục tiêu ưu đãi thuế của Nhà nước đối với một số đối tượng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế được thực hiện theo quy định chi tiết tại Điều 103, Điều 111 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Điều 16 Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13. Kiểm tra hồ sơ, thủ tục miễn thuế XNK. Sau khi kiểm tra các trường hợp được miễn thuế, CQHQ kiểm tra hồ sơ miễn thuế quy định chi tiết tại Điều 105, Điều 112 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; kiểm tra các trường hợp hoàn thuế XNK theo quy định tại Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Sau khi kiểm tra các trường hợp được hoàn thuế, kiểm tra hồ sơ, thủ tục hoàn thuế, xác định và ra quyết định miễn, giảm, hoàn thuế đối với các trường hợp thuộc các trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

* Thực hiện kiểm tra sau thông quan thuế XNK:

thông tin, dữ liệu liên quan đến ĐTNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ĐTNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là ĐTNT và tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hoạt động kiểm tra thuế có thể do lực lượng kiểm tra thực hiện hoặc do đơn vị thông quan thực hiện. Kiểm tra sau thông quan thuế nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của việc kê khai về hàng hóa, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của DN, làm cơ sở cho việc truy thu tiền thuế, xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa XNK của DN và xử lý vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan. Căn cứ vào kết quả kiểm tra sau thông quan CQHQ xử lý các hành vi vi phạm theo quy định bằng việc áp dụng QLRR dựa trên các dấu hiệu vi phạm trong kiểm tra sau thông quan.

Kiểm tra sau thông quan là việc CQHQ kiểm tra hồ sơ sau khi hàng hóa đã thông quan trong vòng 5 năm bao gồm việc kiểm tra tính đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan; kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn; kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách, bảo đảm quyền lợi của ĐTNT và chống thất thu thuế cho NSNN. Kiểm tra giám sát nội bộ nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh những điểm bất cập trong quy trình quản lý, hoạt động quản lý thuế XNK tại các chi cục, ngoài ra còn chịu sự kiểm tra, giám sát của các Bộ ban ngành theo quy định của pháp luật. Thông qua kiểm tra, giám sát cơ quan quản lý có thể đánh giá được hiệu quả quản lý thuế XNK. Đây là một hoạt động nhằm xác nhận, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành của kế hoạch đi đối với chất lượng, hiệu quả của những công việc cụ thể. Đánh giá hiệu quả quản lý thuế XNK là việc tổng

hợp và so sánh các chỉ tiêu, kết quả đạt được tại thời điểm hiện tại với các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra nhằm phát hiện, điều chỉnh những tồn tại, hạn chế trong quy trình quản lý đối với công tác quản lý thuế.

* Thực hiện công tác kiểm tra thu đòi nợ thuế:

Công tác đôn đốc thu đòi nợ thuế cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thuế XNK. Công tác này góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của công tác quản lý thuế XNK. Thông qua việc triển khai các biện pháp đôn đốc thu đòi nợ thuế như việc tổ chức rà soát lại các DN nợ thuế quá hạn, phân loại nợ và gửi thông báo trực tiếp đến các DN đang còn nợ thuế quá hạn và yêu cầu các DN này phải nộp dứt điểm, phối hợp trao đổi xác minh thông tin từ các đơn vị liên quan như Công an, Kho bạc, Ngân hàng, cơ quan Thuế, chính quyền địa phương nơi DN có trụ sở để đôn đốc thu đòi; thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định như trích tiền gửi ngân hàng của ĐTNT vào Kho bạc và dừng làm thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của DN đó. Trước khi thực hiện Tổ đôn đốc phải lập kế hoạch chi tiết về thời gian, địa điểm thu đòi, chủ động bố trí công chức đảm nhiệm công tác này. Việc chuẩn bị kế hoạch cụ thể, rõ ràng trước khi đi đôn đốc tại trụ sở DN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu đòi nợ đọng hiệu quả.

1.2.3.3. Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quản lý thuế XNK:

Kiểm tra, giám sát là kiểm tra các số liệu, phân tích việc thực hiện so với kế hoạch đã đề ra, để từ đó thực hiện việc điều chỉnh hoạt động theo đúng kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thuế XNK là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các kế hoạch, chính sách thuế XNK được thực thi nghiêm túc ở mọi cấp; nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách, đảm bảo nguồn thu NSNN, chống thất thu, góp phần tăng trưởng kinh tế. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ đảm bảo cho sự thành công của kế

hoạch. Căn cứ để tiến hành kiểm tra là kế hoạch về quản lý thuế XNK, các chỉ tiêu được cấp trên giao. Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý thuế XNK do lãnh đạo cơ quan thực hiện và các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp thực hiện như Thanh tra Bộ Tài Chính, Thanh tra Chính phủ, Giám sát việc tổ chức thực hiện quản lý thuế XNK tại Chi cục là bộ phận giám sát của Chi cục và của cấp trên.

Thời kỳ kiểm tra có thể là định kỳ theo tháng, năm, quý kết hợp với kiểm tra đột xuất.. Công tác kiểm tra, giám sát cần phải được thực hiện thường xuyên không chỉ định kỳ hàng quý, hàng năm mà cần được diễn ra hàng tháng, tuần, hàng ngày để kịp nắm bắt thông tin, tình hình mà có những đánh giá kịp thời, sát với tình hình thực tế để có kế hoạch điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch cho phù hợp và giúp cho kế hoạch được khả thi hơn. Thông qua kiểm tra, giám sát cơ quan quản lý có thể đánh giá được hiệu quả quản lý thuế XNK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan gia thụy, gia lâm, hà nội (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)