Phƣơng pháp phân tích tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan gia thụy, gia lâm, hà nội (Trang 42 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu, số liệu

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thu thập, xử lý số liệu và mô tả các các vấn đề liên quan quản lý thuế XNK (số thu thuế hàng năm; số kim ngạch, số lượng tờ khai, mức độ gia tăng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, số vụ vi phạm…) giai đoạn 2014-2017, từ đó có nguồn số liệu để phục vụ cho các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. Đó là cách thức phân chia cái toàn thể thành các bộ phận, các yếu

tố cấu thành để phát hiện bản chất, thuộc tính của vấn đề cần làm rõ theo mục tiêu của người viết. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả phân chia vấn đề quản lý thuế XNK thành các phần, các khâu trọng yếu khác nhau để làm rõ nội dung nghiên cứu đặt ra, như đặt ra một số định hướng câu hỏi nghiên cứu trong đề tài: công tác quản lý thuế XNK gồm các khâu trọng yếu nào? trong thông quan hàng hóa khai báo tính thuế tại tờ khai hải quan? khâu tính và nộp thuế vào NSNN? kiểm tra sau thông quan hàng hóa: việc kê khai, nộp thuế của DN đã đúng chưa? kế toán thuế để xác định số thuế đã thu, nộp NSNN? công tác quản lý thuế XNK tại Chi cục Hải quan Gia Thụy có những thành công và bất cập gì? Phân tích ảnh hưởng chính sách pháp luật quản lý thuế của Nhà nước đến công tác này?

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích. Đó là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống mới đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu, hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, tác giả tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn; tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu trong tổng thể chung của công tác quản lý thuế ngành Hải quan. Từ đó có thể đánh giá hiệu quả các mặt công tác này tại đơn vị. Nhận định được những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế, những yếu tố trong ngành và ngoài ngành đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế XNK tại đơn vị để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế XNK tại Chi cục Hải quan Gia Thụy.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Do các dữ liệu sử dụng trong luận văn được sử dụng chính thống trong các báo cáo của Chi cục Hải quan Gia Thụy, các Đội Nghiệp vụ, phần mềm nghiệp vụ hải quan nên dữ liệu này được coi là có giá trị. Tác giả sử dụng

phương pháp thống kê dữ liệu theo từng năm, ở các mặt khác nhau của công tác quản lý thuế để so sánh và đánh giá. Cụ thể so sánh số liệu qua các chỉ tiêu trong công tác quản lý thuế XNK tại Chi cục qua các năm từ 2014 đến năm 2017 bằng các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính % đạt được so với kế hoạch đề ra, so sánh cùng kỳ năm sau so với năm trước như chỉ tiêu thu thuế XNK; chỉ tiêu thu đòi nợ thuế; số tờ khai XNK, kim ngạch thu được qua các năm; số vụ kiểm tra sau thông quan, số vụ tham vấn xác định trị giá tính thuế; số vụ vi phạm phát hiện được; số thuế còn nợ đọng... thông qua việc sử dụng các bảng để so sánh các tiêu chí thể hiện quá trình quản lý thuế XNK tại Chi cục Hải quan Gia Thụy. Sự so sánh đó để nhìn thấy kết quả đạt được cụ thể bằng các con số để thấy được tình hình thu thuế qua các năm là cao hơn hay thấp hơn, năm nào cao hơn năm nào để từ đó phân tích và đánh giá được hiệu quả các mặt công tác trong công tác quản lý thuế XNK tại Chi cục Hải quan Gia Thụy.

Ngoài ra, luận văn còn so sánh chính sách văn bản cũng như tình hình hoạt động XNK thực tế hiện tại so với thời gian trước đó.

CHƢƠNG 3

THC TRNG QUN LÝ THU XNK TI CHI CC HI QUAN GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan gia thụy, gia lâm, hà nội (Trang 42 - 45)