CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế XNK tại Chi cục Hải quan
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Chi cục Hải quan Gia Thụy còn tồn tại những bất cập, hạn chế sau:
3.3.2.1. Công tác lập kế hoạch quản lý thuế XNK chưa mang tính chủ động, chưa sát hợp với tình hình thực tế
Đến nay, Chi cục Hải quan Gia Thụy chưa thực sự xây dựng được một chiến lược quản lý thuế XNK một cách tổng thể và lâu dài, mặc dù qua các năm hầu như các chỉ tiêu thu thuế cấp trên giao đều đạt thậm chí vượt chỉ tiêu được giao (đạt từ 102,1 đến 138,16% từ năm 2014 đến 2016), nhưng đến năm 2017 chỉ tiêu thu thuế chỉ đạt 81% so với kế hoạch được giao, các năm khi các chính sách chưa thay đổi, thuế đạt được phần lớn là do một số DN với số thuế XNK cao như công ty ô tô Toyota Việt Nam, Công ty Mỏ Nikel Bản Phúc, các Công ty XNK thuốc lá khi các chính sách thay đổi làm cho các kế hoạch
bị ảnh hưởng, thậm chí làm cho Chi cục lúng túng, bị động trong công tác thu thuế. Việc lập kế hoạch quản lý thuế XNK phần lớn là căn cứ vào các quyết định giao chỉ tiêu thu thuế XNK của cấp trên làm cho việc lập các kế hoạch chi tiết để thực hiện kế hoạch quản lý thuế XNK thiếu tính chủ động, linh hoạt, khó phù hợp thực tế nên nảy sinh nhiều bất cập dẫn đến việc quản lý và việc giải quyết các rủi ro phát sinh là khó khăn và thiếu tính kịp thời hơn nữa các chính sách quản lý thuế XNK của cấp trên chưa thực sự chất lượng, chưa phù hợp trong tình hình thực tế của Chi cục Hải quan Gia Thụy (Nguồn: Báo cáo Tổng kết Chi cục Hải quan Gia Thụy năm 2017).
Nguyên nhân là do việc lập kế hoạch quản lý thuế XNK mới chỉ gói gọn trong nội bộ chưa xem xét các yếu tố ngoài ngành liên quan đến hoạt động XNK của đơn vị nên những thông tin chưa mang tính tổng hợp, toàn diện nên khó dự báo được những rủi ro trong hoạt động XNK có thể xảy ra làm cho việc thực hiện các kế hoạch đề ra thiếu tính phù hợp và khó đạt hiệu quả, nảy sinh nhiều bất cập dẫn đến việc quản lý và việc giải quyết các rủi ro phát sinh là khó khăn và thiếu tính kịp thời, trong giai đoạn từ 2015 đến nay có nhiều Nghị định, Thông tư được sửa đổi, bổ sung thậm chí là bãi bỏ thay thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK của các DN trên địa bàn quản lý của Chi cục, theo đó Chi cục Hải quan Gia Thụy là hải quan ngoài cửa khẩu, cảng nội địa việc thực hiện Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 quy định từ 01/7/2017, một số mặt hàng bắt buộc phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu, như điều hòa nhiệt độ, Malt bia, Motor hai bánh, hàng hóa phải kiểm dịch động vật, thực vật… đây là những mặt hàng trọng điểm có thuế suất cao, trị giá lớn là nguồn thu NSNN chủ yếu của Chi cục nên đã làm ảnh hưởng lớn đến số thu thuế của Chi cục Hải quan Gia Thụy. Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến tính khả thi của kế hoạch là do thiếu sự kết hợp liên ngành như cơ quan thuế, kho bạc, các hãng tàu biển, vận tải, hay CQHQ các
nước... thiếu sự trao đổi thông tin nghiệp vụ, thông tin thực tế và không học hỏi được kinh nghiệm.
3.3.2.2. Khâu tổ chức thực hiện quản lý thuế XNK còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
* Những hạn chế:
- Tình trạng gian lận thuế XNK còn tƣơng đối phổ biến:
Thể hiện qua việc gian lận trị giá tính thuế hải quan với những thủ đoạn như khai báo trị giá hải quan thấp hơn trị giá giao dịch thực tế hoặc cố tình khai báo sai lệch tính chất hàng hóa model, chủng loại, kích thước hoặc không khai đầy đủ các tiêu chí làm choCQHQ không có thông tin đầy đủ để xác định chính xác giá trị thực của hàng hóa hoặc DN lợi dụng việc khai thấp trị giá đối với lô hàng nhập mới, nhập lần đầu để trốn thuế, thậm chí các DN còn dùng thủ đoạn thông đồng với đối tác nước ngoài lập hóa đơn, hợp đồng hạ thấp giá trị hàng hóa so với giá trị thực hoặc khai báo thấp về chất lượng hàng hóa, đánh đồng tên hàng nhưng hàng hóa thực chất có chất lượng và thương hiệu thương mại cao hơn hoặc là nhập linh kiện, phụ tùng rời rạc của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá lợi dụng chính sách thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu NK thấp hơn hàng hóa nguyên chiếc, các chủ hàng lập nhiều công ty khác nhau hoặc móc nối giữa các công ty, mỗi công ty NK một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong các thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan, hay thủ đoạn khai ít xuất nhiều, nhập nhiều khai ít, hoặc không khai báo nhằm gian lận trong khai báo số lượng hàng hóa XNK đối với những hàng hóa XNK có thuế suất cao. Điển hình là vụ việc, Công ty TNHH Năng lượng Thông Minh mở tờ khai hải quan NK lô hàng van LPG dùng cho bình ga, trên tờ khai hải quan công ty khai báo tên hàng là van an toàn dùng cho bình ga, mã số thuế 848140100 có thuế suất thuế NK 0%, qua kiểm tra chi tiết hồ sơ công
chức hải quan nghi ngờ nội dung tên hàng khai báo của DN, yêu cầu DN cung cấp catologue và tài liệu kỹ thuật, trước những chứng cứ và tài liệu kỹ thuật rõ ràng, cụ thể DN thừa nhận hàng đúng là van LPG dùng cho bình ga, có mã số thuế 8481802100 có thuế suất thuế NK 5%, số thuế tăng thêm hơn 400 triệu đồng (Nguồn: Báo cáo Tổng kết Chi cục Hải quan Gia Thụy năm 2017).
- Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập:
Bên cạnh những DN ý thức tuân thủ pháp luật kém cố tình gian lận trốn thuế, những DN có ý thức tuân thủ pháp luật không gian lận trong kê khai giá tính thuế nhưng so với quy định của ngành hải quan về giá tính thuế thì giá NK của DN lại có dấu hiệu coi là khai báo thấp hơn so với danh mục dữ liệu giá của hải quan, điểm hình như vụ hàng hóa của Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc những tờ khai kéo dài từ năm 2012 đến bây giờ vẫn chưa chốt được giá XK mặt hàng quặng Nikel do chưa thống nhất được giá thực xuất, DN chưa chứng minh được những mâu thuẫn, những khúc mắc về giá theo quy định của pháp luật hải quan, nếu áp dụng quy định và phương pháp xác định giá của CQHQ thì số thuế truy thu đối với DN lên đến gần trăm tỷ đồng. Hay vụ mặt hàng NK xe máy nguyên chiếc Yamaha của Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, sau khi tham vấn, ấn định thuế DN khiếu nại do DN không có mâu thuẫn gì trong chứng từ hồ sơ NK nhưng DN là địa lý phân phối của Công ty Yamaha bên Nhật, theo quy định về căn cứ xác định trị giá hải quan không được áp dụng trị giá giao dịch đối với hàng hóa có quan hệ đặc biệt hoặc bị ảnh hưởng đến việc quyết định giá mua – bán hàng hóa đó là một số những bất cập trong chính sách với thực tế trị giá khai báo của DNXNK (Nguồn: Báo cáo Tổng kết Chi cục Hải quan Gia Thụy năm 2017).
Chính sách thuế đối với hàng hóa XNK còn có nhiều nội dung phức tạp, Danh mục mã HS hàng hóa XNK còn cồng cềnh, nhiều mã với tính chất hàng hóa tương tự nhưng với mức thuế suất khác nhau được quy định trong
Biểu thuế XNK ưu đãi thường xuyên được sửa đổi, bổ sung rất khó xác định được mã HS chuẩn cho hàng hóa XNK tình trạng này cũng phổ biến tại các Chi cục một mặt hàng giống hệt nhau lại được áp những mã HS với những mức thuế suất cao thấp khác nhau.
-Chƣa quản lý tốt ĐTNT:
Hiện tượng DN nợ thuế không tìm thấy địa chỉ, DN phá sản, ngừng hoạt động, mất tích tăng lên đáng kể và rất phổ biến. Việc quản lý DN sau khi thành lập cũng đang bị buông lỏng, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực chất mới thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh nhưng chưa quản lý được DN sau khi thành lập. Nhiều DN đã ngừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý không nắm được, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế XNK của CQHQ cộng với trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị kinh doanh XNK chưa cao làm cho công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn. Số nợ thuế vẫn còn tồn tại qua các năm thể hiện:
Bảng 3.13: Số nợ thuế tại Chi cục Hải quan Gia Thụy
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nợ trong hạn 90 ngày 0,435 0,081 0 0
Nợ quá hạn 90 ngày 2,967 1,053 0,145 0,489
Nợ cưỡng chế 6,704 15,518 11,07 14,809
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết Chi cục Hải quan Gia Thụy từ năm 2014-2017) Nợ cưỡng chế của năm 2015 và năm 2017 là cao hơn nhiều so với 2 năm còn lại là do năm 2015 chuyển từ số nợ của các DN nợ thuế từ Chi cục Hải quan Gia Lâm sang sau khi giải thể chi cục Hải quan Gia Lâm vào một bộ phận của Chi cục Hải quan Gia Thụy, còn đối với khoản nợ cưỡng chế của năm 2017 đó là các khoản nợ của một loạt các công ty TNHH ĐTNT “bỏ
Năm Tiêu chí
trốn”, mất tích, không kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh, và có một khoản thuế XK của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh Trọng với số nợ cưỡng chế lên đến 5,143 tỷ đồng.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
- Do ý thức tuân thủ pháp luật của DN còn kém:
Lợi dụng việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động XNK, theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về việc tự khai báo làm thủ tục hải quan, tự kê khai thuế, xác định trị giá tính thuế hải quan và áp dụng trị giá giao dịch nên các DN đã lợi dụng sự thông thoáng của chính sách cố tình khai báo sai, gian lận thuế, gian lận trị giá tính thuế tạo kẽ hở gian lận cho các DN có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế kém.
- Do công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời khai thuế làm chƣa tốt:
Hình thức tuyên truyền hỗ trợ còn đơn điệu, chủ yếu là thuyết trình phổ biến văn bản mới, số lượng người được phổ biến hẹp, nội dung tuyên truyền chưa sát với yêu cầu. Hầu hết vẫn chỉ là phổ biến lại quy đinh của pháp luật mà chưa giải thích rõ bản chất của quy định đó nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, ĐTNT chưa hiểu và chưa nắm hết được quy định của pháp luật. Do chưa hiểu được bản chất của sự việc, quyền lợi trách nhiệm của mình, nên nhiều DN còn khai sai, thiếu trung thực, chây ỳ, gian lận, trốn tránh thuếhoặc không biết phân loại mã số cho hàng hóa XNK nên đã kê khai nộp theo mức thuế suất XNK thấp trong khi theo quy định của Biểu thuế XNK, mặt hàng đó có thuế suất cao.
-Năng lực và sự nhận thức của CBCC quản lý thuế XNK còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu:
tính thuế đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp, chuyên sâu, việc kiểm tra xác định trị giá tính thuế còn mang tính khuôn mẫu chưa chủ động, sáng tạo. Việc kiểm tra, phát hiện các chứng từ giả mạo như hóa đơn, hợp đồng thương mại, xuất xứ hàng hóa còn hạn chế, thiếu thông tin chỉ dựa vào những chứng từ hồ sơ do DN cung cấp, thậm chí thiếu kiến thức về hàng hóa đang cần làm rõ tính chất, đặc điểm, mô tả thông số kỹ thuật của hàng hóa để từ đó có sự phân tích, tổng hợp và đưa ra một kết luận đúng đắn, cán bộ làm công tác kiểm tra xác định trị giá tính thuế chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tham vấn. Một số công chức thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ và cập nhật dữ liệu khai báo còn mang tính hình thức, chiếu lệ chưa đầy đủ. Một bộ phận không nhỏ CBCC Hải quan không chỉ kém về năng lực và còn kém về văn hóa, nhận thức lệch lạc, xem nhẹ nghề nghiệp, tham ô, tham nhũng thấy sai phạm của DN nhưng cố tình bao che, không xử lý nghiêm hành vi trốn thuế của DN, thậm chí chủ động móc nối với DN lợi dụng những kẽ hở của chính sách pháp luật thông đồng với DN gian lận, trốn thuế để trục lợi cá nhân; vẫn có hiện tượng người đứng đầu Chi cục cũng móc nối với DN chỉ đạo cấp dưới hỗ trợ DN gian lận, buôn lậu nhằm trốn thuế XNK.
- Hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế XNK của Chi cục:
Còn thuế tính đồng bộ, thiếu sự kết nối giữa các bộ phận, cơ quan ban ngành, liên ngành như cơ quan thuế, kho bạc….
- Công tác kiểm tra sau thông quan còn mang tính chiếu lệ, hình
thức:
Công tác kiểm tra, giám sát quản lý thuế XNK mặc dù đã được chú trọng và thực hiện dưới nhiều hoạt động khác nhau song mới chỉ đạt được những kế hoạch mang tính rời rạc, bộ phận như kiểm tra công tác xác định lại trị giá
tính thuế trong khâu sau thông quan, hay kiểm tra nợ thuế qua công tác đôn đốc thu đòi nợ thuế cũng mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra những con số theo chỉ tiêu được giao, hơn nữa việc kiểm tra mới tiến hành ở mức chiếu lệ, mang tính hình thức mà chưa thực sự quan tâm đến một quy trình tổng thể trong khâu giám sát, kiểm tra chưa xác định rõ động cơ, mục đích và đối tượng cần giám sát, kiểm tra nên trong giai đoạn vừa qua công tác kiểm tra, giám sát tại Chi cục Hải quan Gia Thụy cũng chưa thực sự phát huy được vai trò, thông tin cần thiết để đưa ra những giải pháp thực hiện hay điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch quản lý thuế XNK cho tốt.
Bảng 3.14: Số thuế truy thu qua kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan Gia Thụy
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Số vụ kiểm tra sau
thông quan So với chỉ tiêu được
giao (%)
Số thuế truy thu So với chỉ tiêu được giao (%) Được giao Đã thực hiện Được giao Đã thực hiện 2014 30 86 286.67 1,86 2,29 123.12 2015 18 33 183.33 5 1,063 21,26 2016 20 63 315 0,65 0,674 103.7 2017 50 75 150 3 1,324 44.13
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết Chi cục Hải quan Gia Thụy từ năm 2014-2017) Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy, năm 2015 mặc dù Chi cục đã thực hiện được 33 cuộc kiểm tra sau thông quan vượt chỉ tiêu là 183,33%, nhưng số thuế truy thu chúng ta chỉ đạt có 21,26% tương đương với 1,063 tỷ đồng, tuy nhiên trong 33 cuộc có 24 cuộc Chi cục không chấp nhận trị giá khai báo và ấn định thuế thu được số thuế trên là do trị giá của các cuộc kiểm tra sau thông quan của cùng một công ty.
- Công tác đôn đốc thu đòi nợ đọng tại Chi cục còn vƣớng mắc:
Công tác đôn đốc thu đòi nợ đọng tại Chi cục còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc khi CQHQ áp dụng biện pháp cưỡng chế trích số dư tài khoản tại ngân hàng để thu hồi nợ thuế thì nhiều trường hợp số dư chỉ còn đủ duy trì tài khoản, không có thông tin về tài khoản của DN còn hoạt động hay không.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
-Hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu còn nghèo nàn:
Một phần do hệ thống công nghệ thông tin ngành hải quan nói chung và Chi cục Hải quan Gia Thụy nói riêng còn thiếu tính đồng bộ, dữ liệu hiện hành cơ bản được cập nhật từ các thông tin khai báo trên hồ sơ hải quan, rất ít thông tin qua kiểm tra, thanh tra thuế hoặc thu thập từ các nguồn khác nên độ tin cậy