Về năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

- Về vốn chủ sở hữu: Quy mô vốn của các NHTM Việt Nam có những chuyển biến đáng kể trong những năm gần đây. Các NHTM Nhà nước, ngoại trừ Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long, đều có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ. 6/37 NHTM cổ phần có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn nhỏ. Trong

khi quy mô vốn của một Ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực đạt 18.000 tỷ, hệ thống NHTM Việt Nam hiện chỉ có duy nhất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt mức vốn điều lệ trên 20.000 tỷ đồng, phần lớn các ngân hàng có mức vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Vốn điều lệ(VĐL) của các loại hình NHTM tính đến năm 2010

Loại ngân hàng VĐL<2.000 2.000<VĐL<3.000 VĐL>3.000

NHTMNN 0 0 4

NHTMCP 16 7 14

NH 100% nước ngoài 3 1 1

Ngân hàng liên doanh 4 1 0

Tổng số 24 11 19

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo quy định, năm 2010, các NHTM phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2010, chỉ có 32/52 NHTM chưa đảm bảo mức vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể gồm:

- 23/37 NHTM cổ phần(Nam á, Bắc á, Phát triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh, Ngoài Quốc Doanh, Phương Nam, Sài Gòn công thương, Gia Định, Đệ Nhất, Phương Đông, Việt á, Sài Gòn- Hà Nội, Dầu khí Toàn Cầu, Nam Việt, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín, Đại Dương, Xăng Dầu, Miền Tây, Đại Tín, Đại á, Tiên Phong, Mỹ Xuyên, Bảo Việt)

- 4/5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài( Standard Chartered, Shinhan, ANZ, Hong Leong)

Do đặc thù về cơ cấu chủ sở hữu, khả năng vốn điều lệ của các khối ngân hàng thương mại cũng khác nhau.

Khối NHTM cổ phần: Hiện nay có 27/37 NHTMCP có vốn điều lệ chưa đảm bảo mức 3000 tỷ đồng. Hầu hết các NHTM cổ phần đã xây dựng kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Theo đó, vốn điều lệ tăng thêm chủ yếu từ các nguồn như lợi nhuận chưa phân phối, thặng dư vốn, phát hành cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho đối tác chiến lược nước ngoài, trái phiếu chuyển đổi, phát hành ra công chúng…Tuy nhiên, việc hoàn thành được các kế hoạch này có tính khả thi chưa cao, do việc tăng vốn điều lệ từ các nguồn nêu trên đều đang gặp khó khăn, ngoại trừ vốn tăng thêm từ lợi nhuận chưa phân phối (tăng từ nguồn này không đáng kể). Việc tăng thêm từ các nguồn khác gặp nhiều khó khăn do:

i) Nền kinh tế còn chưa ổn định, áp lực tăng vốn từ ngân hàng

ii) Đa số các NHTM cổ phần có kế hoạch bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài nhưng đến nay chưa xác định được đối tác cụ thể, trong khi các TCTD nước ngoài trong thời gian vừa qua cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng

iii) Thời hạn chuyển đổi của trái phiếu

iv) Sự thiếu hấp dẫn của cổ phiếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thị trường chứng khoán

v) Một số ngân hàng cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp Nhà nước, tuy nhiên, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương chỉ

đạo yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn tại một số ngân hàng để tập trung vào lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp.

Khối NHTM 100% vốn nƣớc ngoài: Các ngân hàng này đều có kế hoạch tăng đủ mức vốn 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn góp thêm của ngân hàng mẹ hoặc từ nguồn lợi nhuận để lại. Do đó, việc tăng đủ mức vốn 3.000 tỷ đồng của khối ngân hàng này là khả thi.

Khối Ngân hàng liên doanh: Hiện nay, cả 05 ngân hàng liên doanh đều chưa đảm bảo mức vốn 3.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn của các ngân hàng này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng góp thêm vốn của các đối tác trong liên doanh. Cụ thể:

- Đối với NHLD VID Public và Việt Nga: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV còn phải góp khoảng 2.000 tỷ đồng, trong khi Ngân hàng này đã vượt tỷ lệ góp vốn mua cổ phần theo quy định

- Đối với NHLD Việt Thái: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- AGRIBANK còn phải góp thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, trong khi Ngân hàng này có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở ngưỡng 8,1%.

- Đối với NHLD Shinhanvina: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam- VCB còn phải góp thêm khoảng 1.000 tỷ đồng , trong khi ngân hàng này có tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu chỉ vừa đạt 8%.

- Đối với NHLD Indovina: NHTM cổ phần Công thương Việt Nam- Vietinbank còn phải góp thêm khoảng 500 tỷ đồng trong khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng này cũng chỉ đạt 8%.

Như vậy, tính đến cuối năm 2010, nhằm đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định 141, ước tính hệ thống NHTM cần tăng thêm khoảng

30.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Như đã đề cập ở trên, đây thực sự là vấn đề khó khăn hiện nhiều NHTM cổ phần và ngân hàng liên doanh đang phải đối mặt.

- Về an toàn vốn:

Tính đến hết năm 2010, các NHTM đều có hệ số an toàn vốn cao (trên 10%), ngoại trừ các NHTM Nhà nước.Hệ số an toàn vốn của các NHTM Nhà nước nhìn chung chỉ đạt mức tối thiểu 8%( trừ Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long đạt mức 9,76%). Với quy mô vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay, các NHTM Nhà nước đang trong tình trạng rủi ro cao, đe dọa an toàn hệ thống và trong tương lai khó tránh khỏi việc giảm thị phần hoạt động của nhóm này.

- Về chất lượng tài sản:

Về cơ bản, vấn đề nợ xấu của các NHTM đeo đẳng nhiều năm, đặc biệt là nợ xấu của NHTM Nhà nước đã được xử lý dứt điểm. Chất lượng tài sản của các NHTM được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống vào cuối những năm 1990, đầu những năm 2000 ở mức cao (khoảng 7%-8%), đến nay đã giảm mạnh còn khoảng 2%.

Trong hệ thống NHTM, nợ xấu của khối NHMT Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao (70%-80%), khối NHTM cổ phần chiếm khoảng 15%-16%, khối ngân hàng liên doanh và nước ngoài khoảng 3-4%. Trong toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM Nhà nước là 2,8%, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp là 5,3%, Ngân hàng Đầu tư là: 2,82% và Ngân hàng Ngoại thương là 2,2%. Điều này phản ánh một mặt năng lực quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Nhà nước còn nhiều bất cập, mặt khác cũng cho thấy hoạt động của các NHTM Nhà nước chưa thực sự tách bạch hoàn toàn với hoạt động chính sách. Các NHTM Nhà nước hiện vẫn triển khai hoạt động cho vay hỗ trợ ngành nghề, hỗ trợ vùng/miền, tăng mức cho vay không cần tài sản đảm bảo.

- Về chất lượng của khoản đầu tư vào các Công ty con:

Hầu hết các NHTM Nhà nước đều thành lập công ty con, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính, bảo hiểm, chứng khoán. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của các công ty con của NHTM Nhà nước thấp, nhiều công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Ngân hàng mẹ. Việc quản lý của các NHTM Nhà nước đối với hoạt động của các công ty con cũng còn nhiều yếu kém và bất cập. Mặc dù bỏ vốn ra thành lập, nhưng các NHTM Nhà nước lại không mấy quan tâm và nắm bắt được hiệu quả hoạt động của công ty con.

Các NHTM cổ phần hiện thời gian qua cũng có xu hướng đẩy mạnh đầu tư sang hoạt động chứng khoán. Hoạt động của các công ty chứng khoán trực thuộc NHTM hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn do thị trường có những diễn biến bất lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)