Quy mô ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)

Trong những năm vừa qua, hòa chung “khí thế” hội nhập, rất nhiều lần NHNN muốn tăng sức mạnh của các ngân hàng Việt Nam bằng cách tăng vốn

điều lệ (từ 1.000 tỷ lên 2.000, 3.000, 5.000 và 10.000 tỷ VNĐ). Đây là chủ

trương đúng nhưng không thể gọi là “hoàn hảo”, bởi vì tăng vốn đã là việc khó nhưng để đồng vốn đó được sử dụng có hiệu quả và sinh lời còn khó hơn rất nhiều. Không những vậy, tăng vốn trong những năm vừa qua cũng không được thực hiện suôn sẻ và cuối năm 2010 NHNN đã phải giãn thời hạn tăng vốn đến hết năm 2011.

Nói về qui mô ngân hàng, chúng ta cần nhắc lại Qui luật phát triển không đều: Đây là qui luật mà muốn hay không chúng ta cũng cần tôn trọng và tuân thủ. Các TCTD cũng là các doanh nghiệp nhưng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và đầu tư tài chính theo qui định của luật Các tổ chức tín dụng. Đã là doanh nghiệp thì các TCTD cũng phải có đủ qui mô (lớn, vừa và nhỏ), phạm vi hoạt động cũng khác nhau (toàn cầu, khu vực, trong nước hay

trên phạm vi một vài tỉnh lân cận), các nghiệp vụ được phép thực hiện cũng có thể khác nhau. Điều này hoàn toàn đúng đối với hệ thống ngân hàng ở các quốc gia. Không thể có quốc gia có toàn ngân hàng qui mô lớn, trung bình hay nhỏ.

Do vậy cần xác định qui mô ngân hàng sau tái cấu trúc sẽ có chủ yếu là nhóm các NHTM có qui mô lớn, nhóm các NHTM có qui mô vừa và nhóm các NHTM qui mô nhỏ với các tiêu chí do NHNN qui định phù hợp với từng thời điểm và từng giai đoạn phát triển của toàn hệ thống NHTM.

Không nhất thiết khống chế số lượng cụ thể NHTM, số lượng bao nhiêu do thị trường quyết định, NHNN chỉ định hướng bằng các văn bản pháp quy nhằm đản bảo mọi hoạt động của các NHTM đều được biết, đều được báo cáo đầy đủ và kịp thời.

Kết quả cuối cùng của tái cấu trúc là một hệ NHTM ổn định, thực sự là “mạch máu” của nền kinh tế, đồng hành với các doanh nghiệp, có mặt tại tất cả địa bàn và vùng dân cư…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)