Nội dung và hƣơng hƣớng tái cơ cấu hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 75)

Nội dung tái cơ cấu hệ thống NHTM bao gồm: tái cơ cấu tài chính; tái cơ cấu hoạt động kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống quản trị; tái cơ cấu sở hữu.

Tái cơ cấu tài chính của NHTM là tăng quy mô, chất lượng vốn tự có của các NHTM và xử lý nợ xấu. Do đặc điểm của loại hình kinh doanh ngân hàng vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh, nhưng vốn tự có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM. Quy mô và chất lượng vốn tự có của NHTM tạo nền tảng cho hoạt động, đảm

bảo sự an toàn, duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt động của NHTM. Trong quá trình tái cơ cấu tài chính NHTM, một nội dung hết sức quan trọng là phải biết chính xác số nợ xấu để có các bước xử lý có hiệu quả. Xử lý nợ xấu có thể cấu trúc lại nợ, xử ký tài sản đảm bảo, bán cho công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp,…

Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh NHTM là củng cố, chấn chỉnh lại hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM và đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm các nội dung: tái cơ cấu về dịch vụ; tái cơ cấu về nhân sự; tái cơ cấu về công nghệ; tái cơ cấu về mô hình tổ chức hoạt động.

Tái cơ cấu hệ thống quản trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với NHTM, bởi tính đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh tiền, nên có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn đối với hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tái cơ cấu hệ thống quản trị của NHTM cần tuân thủ 14 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2006. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động khó lường, thỉ quản trị của NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tái cơ cấu sở hữu NHTM có ý nghĩa quyết định tới chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và việc tuân thủ quy định pháp luật của từng loại hình NHTM. Theo hình thức sở hữu có thể phân chia thành các loại hình NHTM: ngân hàng thuộc về sở hữu tư nhân; ngân hàng thuộc về sở hữu của các cổ đông (NHTM cổ phần); ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước; ngân hàng liên doanh. Theo xu hướng chung tại các nước, việc tái cơ cấu sở hữu là giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng dần tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực sở hữu cho các thành phần kinh tế khác. Hầu hết các quốc gia đều chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng.

NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thông NHTM và có vai trò rất lớn trong quá trình tái cơ cấu NHTM; tổ chức quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM (rà soát đánh giá tình hình hoạt động của toàn hệ thống; lập phương án tái cơ cấu hệ thống NHTM trình Chính phủ phê duyệt); điều phối, hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu (hỗ trợ giải quyết vấn đề thanh khoản, làm trung gian giữa các NHTM, thực hiện và làm đầu mối hoàn chỉnh các quy đinh pháp luật có liên quan đến hoạt động NHTM, kiểm soát môi trường vĩ mô, cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài ); đánh giá về tái cơ cấu hệ thống NHTM.

Để xác định rõ ảnh hưởng của khủng hoảng lên hệ thống ngân hàng thì cần phải có sự rà soát độc lập, kỹ lưỡng về tỷ lệ nợ xấu nợ, nợ không hiệu quả. Chỉ khi thực hiện được công tác này thì mới xác định rõ được mức độ tổn thất vốn và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới có thể đưa ra được các biện pháp phù hợp giúp các ngân hàng thương mại tái cơ cấu lại vốn. Đi vào cụ thể vấn đề tái cơ cấu ngân hàng, theo tôi cần giải quyết một số câu hỏi như: qui mô ngân hàng, số lượng ngân hàng, phí tổn cho việc tái cấu trúc, xu hướng phát triển sau tái cấu trúc…Để trả lời cho những câu hỏi đó cần phải thực hiện những công việc sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 75)