Thanh khoản kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

Với sự phát triển “quá mức và quá sức” trong thời gian vừa qua là dịp để các “mặt trái” của hệ thống NHTM đã được bộc lộ rõ nét nhất. Liên quan đến vấn đề thanh khoản, các diễn biến về cuộc đua lãi suất gần đây của các ngân hàng đã cho thấy những khó khăn về thanh khoản của hệ thống và nó đã phản ánh

vào mức lãi suất qua đêm lên đến hơn 20% trong đầu tháng 10/2011. Các ngân hàng đã sẵn sàng trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài dạn và các ngân hàng phải huy động vốn bằng mọi giá để giải tỏa tạm thời vấn đề căng thẳng về luồng tiền. Vấn đề thanh khoản của hệ thống còn thể hiện ở việc nhiều cán bộ tín dụng tại nhiều ngân hàng cũng được giao nhiệm vụ đi tiếp thị trực tiếp khách hàng để huy động vốn tiết kiệm. Rất hiếm như ở Việt Nam, người gửi tiết kiệm lại được "mặc cả" với ngân hàng về lãi suất.

Điều này có thể giải thích là do tốc độ tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước và tài trợ tín dụng “tràn lan” ở một số NHTM…dẫn đến thanh khoản gặp khó và đến “bước đường cùng” một số NHTM đã “nhắm mắt” nâng trần lãi suất huy động, đặc biệt trong việc huy động vốn ngắn

hạn.Thực tế không ít NHTM có vốn huy động ngắn hạn lến đến 70-80% tổng

huy động trong khi đó cho vay trung và dài hạn lại chiếm hơn 40% tổng dư nợ. Hay nói cách khác, nhiều NHTM đã phát triển “bung ra” quá khả năng của chính mình và như vậy rủi ro là khó tránh khỏi.

Trên thị trường quốc tế, khi Lehman Brothers phá sản vào thời điểm tháng 10/2008, thị trường tiền tệ hoảng loạn các ngân hàng không còn tin tưởng nhau nữa và dừng cho vay lẫn nhau hoặc đòi lãi cao, lãi suất LIBOR qua đêm đã tăng lên đến 8% trong khi đó lãi suất LIBOR kỳ hạn 6 tháng chỉ có 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)