Những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

2.2. Những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài

2.2.1. Phương pháp phân tích

- Phân tích, nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức.

- Phân tích các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đầu tƣ Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC, đặc điểm lao động, hoạt động phát triển nhân lực tại Tổng công ty…

- Phân tích số liệu thăm dò ngƣời lao động nhằm đánh giá hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Sau khi phân tích số liệu, các kết quả sẽ đƣợc tổng hợp nhằm đánh giá hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty, rút ra các ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân các mặt tồn tại của hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh số liệu 3 năm 2012 – 2014: số tƣơng đối, số tuyệt đối để thấy đƣợc tốc độ phát triển bình quân của kết quả sản xuất kinh doanh, số lƣợng lao động, chi phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…tại Tổng công ty .

2.3. Nguồn số liệu

2.3.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các tƣ liệu đã công bố, đó là các báo cáo tài chính nhƣ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 - 2014; báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2012 – 2014; các số liệu về nhân sự, các máy móc thiết bị đang đƣợc sử dụng… Các số liệu này chủ yếu lấy từ các phòng ban nhƣ : Phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kỹ thuật của Công ty. Bên cạnh đó là các trang web, sách báo, tạp chí liên quan…

2.3.2. Số liệu sơ cấp

Để đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty. Tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát thông qua điều tra, bảng hỏi đƣợc gửi đến ngƣời lao động đã tham gia vào hoạt động phát triển nhân lực của Tổng công ty. Tác giả gửi 230 phiếu thăm dò, thu về 225 phiếu, trong đó có 200 phiếu hợp lệ dùng để phân tích số liệu, 25 phiếu không hợp lệ do ngƣời đƣợc điều tra không điền đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin không rõ ràng nên không thể dùng để phục vụ xử lý số liệu. Mục đích của việc điều tra nhằm khảo sát các vấn đề:

Đánh giá mức độ quan tâm đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty.

Sự cần thiết của hoạt động phát triển nguồn nhân lực sản phẩm tại Tổng công ty. Đánh giá tác dụng của hoạt động phát triển nguồn nhân lực đƣợc áp dụng trong Tổng công ty hiện nay.

Đánh giá mức độ phù hợp của các chƣơng trình đào tạo đang đƣợc áp sử dụng tại Tổng công ty.

Đánh giá chung hiệu quả của công tác phát triển nguồn nhân lực đang đƣợc áp dụng trong sản xuất tại Tổng công ty.

Ngoài các phƣơng pháp phát triển nguồn nhân lực đang đƣợc áp dụng, Tổng công ty có nên đa dạng hóa hình thức đào tạo không ?

Các bƣớc tiến hành :

Tác giả tiến hành thu thập thông tin, tài liệu để nghiên cứu phần lý thuyết nhằm hiểu biết phần kiến thức liên quan, thực hiện trong vòng 08 tuần.

Quan sát tổ chức dựa vào những hiểu biết có đƣợc trong thời gian làm việc tại Tông công ty sau đó xây dựng tại liệu phỏng vấn trong vòng 03 tuần.

Gửi tại liệu cho các đối tƣợng đã đƣợc chọn mẫu trƣớc thời gian phỏng vấn 01 tuần.

Tổ chức phỏng vấn 01 buổi cho các đối tƣợng cấp quản lý, các đối tƣợng là nhân viên 02 buổi; Thời gian tổ chức phỏng vấn đƣợc thực hiện trong vòng 01 tuần. Sau khi có kết quả từ các buổi phỏng vấn, tác giả tổng hợp thông tin vào bảng mẫu, tiến hành phân tích thông tin trong 03 tuần.

Tổng hợp, hoàn thiện đề tài 04 tuần.

Tổng thời gian thực hiện đề tài kể từ khi nghiên cứu đến khi hoàn thiện đƣợc thực hiện trong vòng 04 tháng.

Đối tƣợng điều tra : Ban lãnh đạo công ty, lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động phát triển nguồn nhân lực của công ty.

2.3.3. Xử lý số liệu

Sau khi có bảng thông tin tổng hợp, tác giả đã tiến hành phân tích. Đầu tiên dựa vào đánh giá chung theo mức độ để biết xu hƣớng đánh giá của một hoặc toàn bộ nhóm đối tƣợng. Để phân tích sâu hơn, tác giả đã trích dẫn các câu đánh giá chi tiết của ngƣời phát biểu trong từng buổi thảo luận để làm rõ vấn đề. Cuối cùng, tác giả đã kiểm chứng lại kết quả phân tích qua việc trao đổi thông tin về kết quả đối với một số đối tƣợng tham gia phỏng vấn và ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực.

Số liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm đƣa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)